Kì lạ bộ tộc “người cá” tại Indonesia
Tuyệt đỉnh công phu má hồng và mắt biếc / Nhìn lại quật khởi của gia tộc Tào Tháo để có được ngôi vị bá chủ thiên hạ
>> Xem thêm: Truyền thuyết về người cá và những sự thật được khám phá
Người Bajau Laut, Indonesia, được mệnh danh là những “người du mục trên biển” hay “người cá”. Sở dĩ bộ tộc Bajau Laut có cái tên này là bởi lối sống du mục trên biển, với hơn 60% thời gian họ dành ở dưới nước, kiếm sống bằng cách đánh cá và khai thác các sản vật của biển.
Người Bajau Laut ở Indonesia có khả năng lặn biển siêu đẳng.
>> Xem thêm: Bóng ma 'Phu nhân áo xám' lộ diện tại lâu đài ở Anh?
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý nhất của tộc người này chính là người Bajau Laut có sự “tiến hoá” để thích nghi với đời sống dưới nước nhiều hơn trên bờ của mình.
Không cần có bất kì công cụ hỗ trợ nào, ngoại trừ một cặp kính lặn bằng gỗ, người Bajau Laut có thể lặn xuống độ sâu kỷ lục gần 80m nước và nhịn thở 3 phút.
Trước khả năng kì lạ này của người Bajau Laut, trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell mới đây, các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện ra người Bajau khác biệt so với những người bình thường bởi họ có lá lách lớn hơn.
Đáng chú ý hơn đó là lá lách của cả những người Bajau không thường xuyên lặn biển cũng lớn hơn. Điều này rất quan trọng để chứng minh rằng tộc người Bajau Laut đã “tiến hoá” để thích nghi với môi trường sống và đó là yếu tố di truyền chứ không phải do kinh nghiệm.
>> Xem thêm: Tim thấy hàng loạt hài cốt cổ đại 3.000 năm bí ẩn tại Anh
>> Xem thêm: Ngôi nhà "không tường" giấu mình ẩn hiện, ai cũng muốn đến ở vì quá bình yên
Trên thực tế, lá lách là một đặc điểm quan trọng với những thợ lặn người Bajau Laut bởi trong khi lặn, lá lách co lại và đẩy các tế bào hồng cầu này vào máu để tuần hoàn, tăng khả năng vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể. Với lá lách lớn hơn so với người bình thường, người Bajau Laut mới có khả năng lặn sâu siêu đẳng như vậy được.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng phát hiện ra một biến thể gene thường gặp trong quần thể người thể Bajau đó là một gene giúp kiểm soát mức độ hoóc-môn T4, được tạo ra bởi tuyến giáp. Loại hormon này làm tăng tốc quá trình trao đổi chất, có thể giúp chống lại mức oxy thấp trong máu.
Trên thế giới, hiện cũng có những nhóm người thiểu số hiếm hoi có các đặc điểm di truyền “tiến hoá” để thích nghi với điều kiện sống khác biệt. Một ví dụ cụ thể chính là người dân tộc thiểu số Tây Tạng có đột biến gene giúp họ sản sinh ra nhiều hồng cầu hơn bù lại lượng oxy trong không khí loãng ở trên núi cao.
Clip có thể bạn quan tâm:
- Video: Nhìn lại quật khởi của gia tộc Tào Tháo để có được ngôi vị bá chủ thiên hạ. Nguồn: Sử Ký Trung Hoa.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ