Truyền thuyết về người cá và những sự thật được khám phá
10 điều về trí não “tưởng vậy mà không phải vậy” / Nhìn lại quật khởi của gia tộc Tào Tháo để có được ngôi vị bá chủ thiên hạ
Người cá vốn được biết đến như một sinh vật thủy sinh huyền thoại với phần trên cơ thể giống con người và phần dưới là đuôi cá. Hình tượng này đã xuất hiện trong văn học giân gian của nhiều nền văn hóa trên thế giới, bao gồm cả vùng Cận Đông, Châu Phi và Châu Á. Những câu chuyện đầu tiên xuất hiện trong văn học cổ của người Assyria với việc nữ thần Atargatis đã tự biến mình thành người cá vì đã vô tình giết chết người mình yêu. Trong nhiều truyền thuyết khác, hình ảnh người cá còn gắn liền với bão tố, đắm tàu … nhưng đôi khi họ cũng trở nên nhân hậu, tốt bụng và vướng vào tình yêu với con người.
Nữ thần Atargatis trong hình dạng mình cá trên một đồng xu Hy Lạp cổ đại của Demetrius III Eucaerus.
Vượt ra ngoài khuôn khổ hư cấu và truyền thuyết, chúng ta thậm chí còn có những câu chuyện được cho là có thật do chính những thủy thủ tàu và cư dân vùng biển cách đây hàng trăm năm kể lại. Lần đầu tiên người cá bước ra khỏi những câu chuyện hư ảo để hiện diện trước người trần mắt thịt là vào năm 1403. Nước lũ rút vội đã khiến người cá mắc kẹt trên bờ biển Eton, Hà Lan, sau đó được 1 nhóm ngư dân tìm thấy. Theo cuốn sách “Speculum Mundi” xuất bản năm 1635 do đích thân Bộ trưởng nước Anh John Swan viết về sự kiện này, mỹ nhân ngư tỏ ra sớm hòa nhập với cuộc sống “trần gian”, thích mặc quần áo đẹp, thích dạo chơi, nghe các quý bà tâm sự, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ nàng hé môi trò chuyện nửa lời.
Vào năm 1493, tại ngoài khơi bờ biển Hispaniola, nhà thám hiểm Christopher Columbus nhìn thấy ba nàng tiên cá nhảy cao lên từ mặt biển. Columbus đã viết trong cuốn nhật ký tàu của mình: “Họ không đẹp như tranh vẽ, mặc dù ở một mức độ nào đó, họ có nét con người trên khuôn mặt.” Ông cũng lưu ý rằng ông đã thấy những sinh vật tương tự trên bờ biển Tây Phi.
Hình ảnh người cá trong bức phù điêu trang trí tại căn nhà Fefiñans Manor, Glacia vào thế kỉ 16.
Tác phẩm chạm khắc của nghệ sĩ James Richards thực hiện vào năm 1731-1732, hiên đang được lưu giữ Bảo tàng Hàng hải Quốc gia, Greenwich.
Một cuộc chạm trán với tiên cá khác từng được coi là câu chuyện có thật trong cuốn sách "Những bí ẩn và huyền thoại khó tin của đại dương" của Edward Snow. Một thuyền trưởng miêu tả cuộc chạm trán ngoài khơi vùng Newfoundland năm 1614 của mình: "Thuyền trưởng John Smith thấy một nàng tiên cá bơi lại gần với vẻ đẹp khó có thể miêu tả. Ông nhìn thấy sinh vật này với đôi mắt to, cái mũi thẳng nhưng lại có phần ngắn và một đôi tai dài. Smith còn cho biết là mái tóc dài màu xanh mang lại một vẻ hấp dẫn cho nàng tiên cá". Trước vẻ đẹp này, Smith thậm chí đã có chút xao xuyến khi nhìn ngắm người phụ nữ trước khi đột ngột nhận ra thân hình dưới eo cô là của loài cá.
Bức tranh người cá của một nghệ sĩ Nga vô danh vẽ năm 1866.
Tranh của nghệ sĩ Elisabeth Jerichau Baumann vẽ năm 1873
Câu chuyện về sinh vật này càng trở nên ly kỳ khi báo chí cũng vào cuộc. Năm 1738, nhật báo Luân Đôn đăng tải một tấm hình gây sốc: một mỹ nhân ngư nhỏ bé được phát hiện bên bờ biển Hebrides, bị ném đá tới chết do người ta tưởng nhầm là quái thai. Sau đó cô người cá xấu số được mai táng cẩn thận, và nếu có ai tỏ ý nghi ngờ thì bất kỳ người già hay con trẻ nào trong làng cũng sẵn sàng thề độc để chứng minh câu chuyện có thật 100%.
Tuy nhiên, nhằm thoả mãn tính hiếu kỳ của công chúng, cũng có không ít những trò lừa đảo liên quan người cá trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến người cá FeeJee - một sinh vật quằn quại có khuôn mặt và hình thù gớm ghiếc. Ra mắt công chúng lần đầu tại New York vào năm 1842, FeeJee được một quý ông xưng danh “Tiến sĩ Griffith” bảo chứng là “người cá 100% do một ngư dân Nhật Bản bắt được”. Và rồi trò lừa đảo này sau đó bại lộ, thực chất đó chỉ là sản phẩm cấy ghép tinh vi giữa mình khỉ và đuôi cá. Cho tới nay, bản sao mô hình người cá Feejee hiện diện ở khá nhiều nơi, nhưng bản chính đầu tiên thì đã bị thiêu rụi hoàn toàn trong trận cháy bảo tàng Barnum vào đầu những năm 1860.
Hình ảnh người cá FeeJee được công bố vào năm 1842.
Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu tin rằng việc thấy các sinh vật như bò biển hay lợn biển có thể đã tạo cảm hứng cho các huyền thoại về nàng tiên cá. Chúng có phần đuôi phẳng và vây trước giống những cánh tay. Dù không giống hệt tiên cá như miêu tả nhưng rất nhiều người chỉ thấy chúng từ xa, cùng với đó là việc phần lớn thân của chúng ở dưới mặt nước. Chỉ cần liếc qua phần thân trên trước khi chúng lặn xuống cũng có thể gây hiểu nhầm đó là tiên cá.
Măc dù các nhà khoa học đã bác bỏ và những báo cáo về người cá gần như trở nên khan hiếm, vẫn có một số trường hợp như các phóng sự năm 2009 cho biết là người cá đã được thấy ở ngoài khơi Israel trong nhiều tháng. Đáng tiếc là các báo cáo này biến mất rất nhanh, dẫn đến việc nghi ngờ rằng đây chỉ là ảo giác hoặc thậm chí là một trò lừa đảo để tăng lượng khách du lịch.
Một bộ phim gần đây với tên "Nàng tiên cá: Phần xác được tìm thấy" đã khơi lại sự chú ý với tiên cá. Bộ phim kể về câu chuyện của các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng về tiên cá thật trong lòng đại dương. Nó là bộ phim không có thực nhưng được làm dưới dạng phim giả phóng sự để tạo cảm giác thực tế cho người xem. Bộ phim có tính thuyết phục cao tới nỗi cơ quan Quản lý Hải dương và Khí tượng quốc gia Mỹ (NOAA) phải đưa ra tuyên bố chính thức bác bỏ sự tồn tại của người cá.
Và dù truyền thuyết về sinh vật nửa người nửa cá có vẻ cổ xưa, đó vẫn được coi là một phần của nền văn hóa với nhiều hình ảnh xuất hiện trong phim ảnh, tranh, sách... xung quanh chúng ta.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm