Khám phá

Kim Dung và 3 cuộc hôn nhân trắc trở

Trong các tiểu thuyết kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung, bên cạnh võ công thượng thừa, những món thần khí cũng làm nên hình tượng của những anh hùng xưng bá võ lâm.

Sau Sancho, M.U đưa tiếp Felix vào "tầm ngắm" / Bộ phim kiếm hiệp duy nhất từ truyện Kim Dung chưa từng được làm lại

Kim Dung là một tiểu thuyết gia vĩ đại, ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ khán giả với loạt tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ, Thần điêu đại hiệp, Thiên long bát bộ, Lộc đỉnh ký… Ông được mệnh danh là “Võ lâm minh chủ”.
Những bộ tiểu thuyết này đã được chuyển thể thành phim, thành game và cũng nổi tiếng không kém bản sách giấy.
Mặc dù thành công, có danh tiếng và được nhiều người yêu mến nhưng cuộc đời của “ông vua tiểu thuyết” lại gặp nhiều trắc trở với ba cuộc hôn nhân và nỗi đau “kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”.
Bốn người đàn bà bên đời Kim Dung
Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại Chiết Giang. Trong suốt sự nghiệp cầm bút của mình, ông nhận được vô số giải thưởng như Huân chương Tử kinh (2000), Thành tựu trọn đời cho nghệ sĩ người Hoa có tầm ảnh hưởng thế giới (2008),…
Cuộc đời Kim Dung trải qua 3 cuộc hôn nhân nhưng đều không khiến ông hạnh phúc. Kim Dung đã từng thừa nhận: “Cuộc sống tình ái của tôi không thực sự viên mãn, cũng chẳng thể nói là đẹp. Nói chung là không viên mãn, cũng chẳng lấy gì làm lý tưởng”.
Kim Dung là người có lý tưởng tình yêu, ông luôn hướng đến nhất kiến chung tình, bách niên giai lão. Nhưng chính ông phải nuối tiếc vì không làm được điều đó.
Người vợ đầu tiên của Kim Dung là Đỗ Dã Phân – tiểu thư xuất thân dòng dõi. Bà chính là mối tình đầu, khiến Kim Dung “vừa gặp đã yêu”. Năm 1948, hai người tổ chức đám cưới ở Thượng Hải.
Kết hôn không bao lâu, Kim Dung sang Hong Kong phát triển sự nghiệp, Dã Phân theo chồng. Ở thành phố xa lạ, Dã Phân cảm thấy khó thích nghi. Sau nhiều lần căng thẳng, tới năm 1953, hai người quyết định ly hôn sau gần 5 năm sống chung.
Kim Dung và người vợ thứ hai Chu Mai.

Kim Dung và người vợ thứ hai Chu Mai.

Khi đó còn có tin Dã Phân vụng trộm bên ngoài nhưng Kim Dung không lên tiếng. Mãi sau này, ông mới trả lời trong một cuộc phỏng vấn là: “Bây giờ nói ra cũng không là gì nữa rồi, người vợ đầu tiên phản bội tôi“, năm đó nhà văn đã 74 tuổi.
Người vợ thứ hai chính là Chu Mai – người cùng ông đồng cam cộng khổ. Chu Mai sinh năm 1933 tại Hong Kong. Hai người nên duyên vợ chồng năm 1956.
Đây cũng là khoảng thời gian Kim Dung bắt đầu viết tiểu thuyết võ hiệp và sáng lập nên tờ Minh Báo.
Ban đầu, Minh Báo chưa có tiếng tăm nên lượng tiêu thụ không tốt khiến cả hai vợ chồng chịu nhiều áp lực. Cùng với đó là việc con trai chào đời nên gánh nặng kinh tế càng lớn.
Kim Dung và người vợ thứ hai Chu Mai.

Kim Dung và người vợ thứ hai Chu Mai.

Những ngày ấy, hai người gần như làm việc thâu đêm suốt sáng nhưng không nản chí. Cả hai vợ chồng cùng nhau đồng cam cộng khổ, nỗ lực duy trì tờ Minh Báo.
Đặc biệt là khi tờ Minh Báo trở thành nơi đăng tải độc quyền các tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, lượng tiêu thụ đã tăng lên đáng kể.
Khi Minh Báo đã đạt được vị trí trong làng truyền thông cũng là khi cuộc sống vợ chồng Kim Dung bắt đầu lục đục. Chu Mai sáng lập thêm hai tờ báo, dồn tâm huyết cho công việc. Năm 1976, mâu thuẫn không thể hàn gắn, hai người quyết định ly hôn.
Cặp vợ chồng có tất cả bốn người con, hai trai, hai gái. Khi ly hôn, Chu Mai đưa ra hai điều kiện là Kim Dung bồi thường vật chất cho bà và nếu lấy vợ nữa thì không được có thêm con. Nhà văn liền đồng ý.
Kim Dung và người vợ thứ ba Lâm Nhạc Di.

Kim Dung và người vợ thứ ba Lâm Nhạc Di.

Sau khi ly hôn, Chu Mai sống chật vật và qua đời năm 1998 vì bạo bệnh. Mỗi lần nhắc đến người vợ thứ hai Kim Dung đều day dứt vì cảm thấy có lỗi. Trong cuộc phỏng vấn năm 90 tuổi, Kim Dung đã bật khóc khi nói về bà.
Hiện tại, Kim Dung sống cùng người vợ thứ ba là Lâm Nhạc Di, kém ông 29 tuổi. Bà là một nhà văn và rất hâm mộ Kim Dung. Sau nhiều lần chuyện trò, tâm sự, cả hai dần thân thiết rồi trở thành vợ chồng.
Với cuộc hôn nhân này, Kim Dung khá kín tiếng. Dù chênh lệch tuổi khá lớn nhưng hai người luôn dành cho nhau những cử chỉ thân mật. Nhưng Kim Dung đã giữ lời hứa không có thêm con.
Ngoài ba người vợ thì Kim Dung còn nuôi mộng tình yêu với đại minh tinh Hà Mộng. Sinh năm 1932, Hà Mộng là diễn viên hàng đầu của Hong Kong thập niên 50 60. Ngày ấy có tin Kim Dung từng từ bỏ công việc ở một tòa soạn báo để chuyển sang làm biên kịch phim, nhằm tiếp cận người đẹp. Để gây chú ý hơn, ông lấn sân làm đạo diễn, mời Hạ Mộng đóng chính trong phim của mình.
Dù trải qua ba cuộc hôn nhân nhưng Kim Dung thừa nhận không hạnh phúc như ông mong muốn.

Dù trải qua ba cuộc hôn nhân nhưng Kim Dung thừa nhận không hạnh phúc như ông mong muốn.

Nhưng cố gắng của Kim Dung cũng không thể lọt vào mắt xanh của người đẹp. Cuối cùng Hà Mộng cũng mãi là “người tình trong mộng” mà thôi.
Kim Dung từng ca ngợi nhan sắc Hạ Mộng: “Chưa ai nhìn thấy Tây Thi đẹp như thế nào. Tôi nghĩ, Tây Thi đẹp như Hạ Mộng thì mới đúng là danh bất hư truyền”.
Năm 1967, thông tin Hà Mộng giải nghệ sang Canada sinh sống trở thành tin hot suốt hai ngày trên tờ Minh Báo. Kim Dung thậm chí viết bài xã luận đầy chất thơ, mang tên Giấc mộng xuân của Hạ Mộng. Trong bài, nhà văn nhắc lại thời vinh quang của nữ diễn viên, chúc cô có cuộc sống như ý sau khi rời Hong Kong.
Ám ảnh về nỗi đau con trai tự sát ở tuổi 19
Không chỉ trắc trở trong đường tình duyên hôn nhân, chuyện con cái của Kim Dung cũng gặp nhiều bất trắc. Sau 3 lần kết hôn, ông có 4 người con gồm 2 trai, 2 gái đều là con chung với Chu Mai.
Kim Dung và các con. Ngoài cùng bên trái là con trai đầu Tra Truyền Hiệp.

Kim Dung và các con. Ngoài cùng bên trái là con trai đầu Tra Truyền Hiệp.

Con trai đầu là Tra Truyền Hiệp từng là niềm tự hào của Kim Dung, được mệnh danh là “thần đồng văn học Trung Quốc”. 4 tuổi, Tra Truyền Hiệp đã thuộc Tam Tự Kinh, 6 tuổi đã đọc Tăng Quảng Hiền Văn. 11 tuổi, Tra Truyền Hiệp bộc lộ tài năng văn chương qua tác phẩm đầu tay – Cuộc đời ta là vì cái gì, nói về những nỗi u uất trong cuộc sống, có tư tưởng trưởng thành hơn tuổi đời.
Khi đó nhiều người nhận xét những lời văn u uất cùng suy nghĩ trưởng thành ấy dường như nói về chính cuộc đời anh. Nhưng Kim Dung lại cho đó là bình thường, ông đơn giản cho rằng con trai sớm trưởng thành mà không hề biết cậu đang chịu nhiều áp lực.
Tỷ phú Jack Ma rất hâm mộ Kim Dung.

Tỷ phú Jack Ma rất hâm mộ Kim Dung.

 

Tháng 10/1976, Tra Truyền Hiệp thắt cổ tự sát tại Mỹ ở tuổi 19. Nỗi đau mất con trở thành vết thương không bao giờ lành trong lòng Kim Dung. Bởi năm đó cũng là năm Kim Dung và Chu Mai ly hôn. Vì thế nhiều người cho rằng Tra Truyền Hiệp ám ảnh về việc gia đình không hạnh phúc, bố và mẹ ly hôn nên cảm thấy bế tắc, muốn tự giải thoát.
Ông tự trách mình đã không quan tâm, để ý đến cuộc sống của con. Bản thân làm cha nhưng lại không lắng nghe tâm sự chia sẻ của con: “Tôi nhớ rõ ngày đó, khi nhận được tin con trai qua đời tại Mỹ, lòng không còn tâm trạng, nỗi khổ đau không thể khóc thành tiếng. Tôi vẫn đang làm việc ở tòa soạn, tay viết văn mà lòng đau như cắt. Rồi tôi khóc như trẻ thơ, càng khóc tôi càng muốn viết”, Kim Dung chia sẻ. Sau đó, ông sang Mỹ đem tro cốt con trai về Hong Kong an táng.
Kim Dung chụp ảnh bên “Tiểu Long Nữ” Lưu Diệc Phi và “Dương Quá” Huỳnh Hiểu Minh.

Kim Dung chụp ảnh bên “Tiểu Long Nữ” Lưu Diệc Phi và “Dương Quá” Huỳnh Hiểu Minh.

Năm 1991, Kim Dung bán tờ Minh Báo cho Vu Phẩm Hải cũng vì “thấy người này có nét giống con trai tôi, hai người lại cùng tuổi”.
Ba người con còn lại của Kim Dung có Tra Truyền Thích, hai con gái Tra Truyền Thi và Tra Truyền Nột, đều làm trong lĩnh vực xuất bản. Ba con đều không nối nghiệp văn chương nhưng Kim Dung không phiền lòng mà còn khuyến khích các con phát triển bản thân.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm