Khám phá

Kim loại đặc biệt tìm thấy ở Tân Cương: Các chuyên gia nhận định "Quý hơn đất hiếm nhưng không được lại gần!"

Là một nguyên liệu quý giá trong nhiều lĩnh vực cao cấp nhưng kim loại này lại cực kỳ nguy hiểm.

Những hình ảnh quý giá về xứ Đông Dương năm 1903 / Linda Lee: Tài sản quý giá nhất của Lý Tiểu Long

Cách đây vài năm, một số nhà địa chất Trung Quốc đã đến Tân Cương để điều tra, họ tình cờ tìm thấy một loại đá đặc biệt chưa từng gặp qua. Họ bắt đầu nghiên cứu kỹ và phát hiện bên trong có một chứa kim loại kiềm thổ berili. Loại đá này có thể nói là rất hiếm và được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực cao cấp.

Tên của viên đá mới được phát hiện là thủy tinh kim loại (hay còn được gọi là kim loại vô định hình - Amorphous metal).

Nhìn bề ngoài, loại đá có chứa kim loại kiềm thổ berili này không khác gì những viên đá thông thường và chỉ những nhà địa chất thường xuyên tiếp xúc với đá mới có thể phát hiện ra những điểm khác biệt của nó.

Nó được sử dụng trong các lĩnh vực cao cấp, chẳng hạn như tên lửa, thiết bị y tế, máy bay, thân tàu... Đây cũng là vật liệu không thể thiếu để sản xuất các cửa sổ nhỏ trong ống tia X. Thông qua phản ứng hóa học với các kim loại khác, một lớp màng được hình thành trên bề mặt thủy tinh kim loại, và lớp màng oxit này có khả năng chống ăn mòn mạnh.

Kim loại đặc biệt tìm thấy ở Tân Cương: Các chuyên gia nhận định Quý hơn đất hiếm nhưng không được lại gần! - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Berili cũng có thể làm tăng độ cứng của kim loại, vì vậy hợp chất berili đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Tên lửa khi di chuyển sẽ tạo ra ma sát rất lớn với không khí, và sẽ sinh ra rất nhiều nhiệt nếu nó không được phóng điện hoặc bị chặn lại kịp thời chắc chắn sẽ gây ra thiệt hại cho bên trong.

Vì vậy, berili là một dải cách ly hoàn hảo nhờ một thuộc tính khác của nó là khả năng hấp thụ nhiệt mạnh.

Các ứng dụng của thủy tinh kim loại không chỉ giới hạn trong ngành hàng không vũ trụ. Kim loại này còn có danh hiệu là kho báu của ngành năng lượng nguyên tử. Độ bền của thủy tinh kim loại có thể đạt đến tương đương với thép trung bình, nó có độ đàn hồi cao và chịu mài mòn rất tốt.

Quan trọng hơn, hợp kim này có thể tránh hiệu quả các tia lửa do ma sát hoặc va đập. Chính nhờ tính năng này mà thủy tinh kim loại được sử dụng rộng rãi đặc biệt là trong lĩnh vực thăm dò dầu khí.

Thủy tinh kim loại tuy có nhiều ưu điểm nhưng cũng có một nhược điểm chết người, đó là độc hại, nói chính xác là có độc tính cao, nghiêm trọng là có thể gây ung thư nội tạng. Năm 2017, nó đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách những chất có độc tính nguy hiểm.

 

Khi gặp phải loại đá này, tất cả mọi người đều phải hết sức cẩn trọng và theo khuyến cáo của các chuyên gia thì tốt nhất nên tránh xa nhất có thể.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm