Kim sách cổ nhất triều Nguyễn
Bất ngờ về những hóa chất dùng để ướp xác ở Ai Cập cổ đại / Thời cổ đại đêm động phòng hoa chúc, nếu phụ nữ không còn trong trắng sẽ phải chịu 3 điều đáng sợ này
Trong 94 kim sách triều Nguyễn lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, kim sách tấn phong Quốc mẫu Vương Thái phi Nguyễn Thị Hoàn có niên đại sớm nhất, niên đại Cảnh Hưng thứ 57 (1796) - tức là khi Nguyễn Ánh chưa lên ngôi, và mới chỉ khôi phục được vùng đất Gia Định.
Thư tịch cổ đặc biệt
Theo thông tin từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, hiện đơn vị đang lưu giữ 94 bảo vật hoàng cung kim sách triều Nguyễn - một loại thư tịch cổ đặc biệt, được làm từ các kim loại quý.
Kim sách này gồm 50 quyển bằng vàng, 43 quyển bằng bạc mạ vàng và 1 quyển bằng bạc không mạ vàng, theo khổ chữ nhật đứng. Bìa trước và sau trang trí hình rồng 5 móng hoặc hình phượng, gáy đóng 4 khuyên tròn.
Kim sách triều Nguyễn dùng để ghi lại việc chính sự, lễ nghi triều đình như sự kiện các hoàng đế lên ngôi, lập thái tử, hoàng hậu hoặc ghi công, phong tước và dâng, ban tôn hiệu, tôn thụy cho hoàng thân, quốc thích... Bối cảnh ra đời, mục đích, nội dung của các quyển kim sách hầu hết được ghi chép trong các tư liệu do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn như: “Đại Nam thực lục”, “Đại Nam liệt truyện”, “Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ”...
Mỗi hiện vật kim sách không những chứa đựng thông tin giá trị lịch sử - văn hóa triều đại nhà Nguyễn mà còn là di sản rất có giá trị đối với hậu thế. Năm 2016, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia từng tổ chức trưng bày 21 kim sách tiêu biểu và 10 kim bảo liên quan.
Trong một nghiên cứu về kim sách của PGS.TS Nguyễn Đình Chiến do Cục Di sản Văn hóa công bố, khẳng định Việt Nam đến nay chưa phát hiện được quyển kim sách nào thời Lý, Trần. PGS.TS Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) lại từng công bố một quyển sách đời nhà Mạc, niên hiệu Cảnh Lịch. Tuy nhiên, kim sách thời Mạc lại làm bằng đồng mạ vàng chứ không phải bằng vàng hoặc bạc mạ vàng như của triều Nguyễn.
Sau thời Mạc, giới nghiên cứu còn tìm thấy 2 quyển sách đồng ghi niên hiệu Hồng Đức thời vua Lê Thánh Tông. Trong đó, 1 quyển lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, quyển còn lại bảo lưu trong đền Cầu Không thuộc xã Bắc Lý (Lý Nhân, Hà Nam) có tên là “Cầu Không từ ký”.
Nếu như “Cầu Không từ ký” là kim sách cổ nhất thời Lê thì sách tấn phong Quốc mẫu Vương Thái phi lại được xác định có niên đại sớm nhất triều Nguyễn. Điều đặc biệt, dù được liệt vào triều Nguyễn nhưng kim sách ra đời ngày 7 tháng 10 năm Cảnh Hưng thứ 57 (1796) thời Lê trung hưng – khi Nguyễn Ánh được tôn làm Đại Nguyên soái Nhiếp quốc chính.
Bảo vật quốc giaKim sách tấn phong Quốc mẫu Vương Thái phi (ảnh IT).
Tấm gương hiếu thảo
Theo hồ sơ bảo vật của Cục Di sản Văn hóa, kim sách tấn phong Quốc mẫu Vương Thái phi có hai tờ bạc mạ vàng, nặng hơn 3kg, mỗi tờ dày 0,6cm, gấp khoảng 5 lần độ dày của nhiều kim sách khác. Mặt trước và mặt sau kim sách để trơn, bên trong khắc 254 chữ Hán, nội dung Nguyễn Ánh tấn phong tôn hiệu cho mẹ đẻ là bà Nguyễn Thị Ngọc Hoàn làm Quốc mẫu Vương Thái phi.
Kim sách tấn phong Quốc mẫu Vương Thái phi Nguyễn Thị Hoàn là 1 trong 27 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia vào ngày 30/1 vừa qua.
Vậy, bà Nguyễn Thị Hoàn là ai, và vì sao được tấn phong Quốc mẫu Vương Thái phi? Các nguồn sử liệu cho biết, bà Nguyễn Thị Hoàn (1736 - 1811) là con gái Diễn quốc công Nguyễn Phúc Trung. Bà là chính thất phu nhân của Nguyễn Phúc Côn và sinh được bốn người con – trong đó, Nguyễn Ánh (tức Gia Long) là con thứ hai.
Bà đã theo Nguyễn Ánh phiêu dạt nay đây mai đó trong các cuộc chiến với quân Trịnh và quân Tây Sơn. Giai thoại kể rằng, bà luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con trai nuôi ý chí khôi phục giang sơn. Khi Nguyễn Ánh đi thuyền đến đảo Côn Lôn, trôi dạt ngoài biển 7 ngày, trên thuyền hết nước uống thì bỗng có dòng nước nhạt chảy ra, có thể uống được.
hi gặp lại mẹ, Nguyễn Ánh thuật lại chuyện, bà nói: “Gió lớn ở đảo Côn Lôn, giữa biển có nước ngọt, có thể biết là lòng trời ngầm giúp cho con, con chớ nên lấy sự khó nhọc ấy mà tự nản chí”.
Nhớ công lao người mẹ, và thể hiện sự hiếu lễ của một người con, tháng 10/1796, Nguyễn Ánh dẫn quần thần dâng sách và ấn vàng tôn phong bà làm Quốc mẫu Vương Thái phi. Khi chiếm được Phú Xuân (1801), Nguyễn Ánh lại ra ơn miễn mọi dịch thân thuế cho làng An Du - nơi từng cưu mang mẹ ông.
Năm 1802 sau khi lên ngôi vua, Gia Long tôn mẹ làm Vương Thái hậu. Năm 1806 lại dâng kim sách tấn phong bà làm Hoàng Thái hậu đầu tiên của triều Nguyễn.
Nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Đình Chiến cho thấy, kim sách triều Nguyễn do Ngự xưởng chế tạo theo quy chuẩn về kích thước, trọng lượng, với trang trí hoa văn rồng hay phượng dập nổi cùng diềm hồi văn hoa chanh, hoa sen và sóng nước rất chi tiết, tỉ mỉ.
Tuy nhiên, kim sách tấn phong Quốc mẫu Vương Thái phi Nguyễn Thị Hoàn vẫn chưa rõ có phải do Ngự xưởng chế tạo, hay do một cơ quan nào đó là tiền thân của Ngự xưởng triều Nguyễn sau này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Vén màn lý do Doãn Chí Bình làm nhục Tiểu Long Nữ nhưng lại không bị Dương Quá trả thù