"Bí ẩn kép" xác ướp mang thai trong quan tài nam tu sĩ Ai Cập
"Xác ướp" 830 triệu năm chỉ ra nơi sinh vật sao Hỏa trú ẩn / Người Ai Cập nổi tiếng với xác ướp, nhưng lại không phải nền văn minh đầu tiên áp dụng nó
"Quý bà bí ẩn" từng gây rúng động giới khoa học khi được phát hiện là một người phụ nữ mang thai chứ không phải nam tu sĩ như những thông tin cung cấp trên quan tài. Chưa kể, bào thai 28 tuần trong bụng cô cũng bị ướp một cách tự nhiên theo mẹ, theo một nghiên cứu được công bố tháng 4-2021.
Xác ướp đầy bí ẩn này còn được gọi là Xác ướp Warsaw (Ba Lan), cũng là nơi sở hữu hiện tại. Người phụ nữ này được cho là đến từ thành phố cổ đại Thebes của Ai Cập.

Cận cảnh "Quý bà bí ẩn" - Ảnh: Dự án Xác ướp Warsaw
Mới đây, nhóm nghiên cứu mang tên Dự án Xác ướp Warsaw, những người đã tìm hiểu về người phụ nữ bí ẩn suốt thời gian qua, đã công bố phát hiện về những dị dạng đặc biệt trên họp sọ xác ướp.
Theo Live Sicience, các dấu vết tổn thương trên xương cho thấy cô rất có thể đã bị ung thư vòm họng nặng và chính bệnh ung thư đã giết chết cô.
Dấu vết rõ ràng nhất của bệnh ung thư là một lỗ khoảng 7 mm ở sau hốc mắt trái, lộ ra khi các nhà khoa học tái tạo 3D hộp sọ dựa trên các kết quả CT scan xuyên qua cơ thể được quấn băng.
Khoảng trống bất thường này cho thấy có một khối u hoặc tổn thương nằm ở vị trí đó khi cô còn sống, đẩy phần xương xung quanh tách khỏi phần còn lại của ổ cằm, theo nhà khảo cổ và nhân chủng học Marzena Ozarek-Szilke từ Đại học Y Warsaw, đồng giám đốc Dự án Xác ướp Warsaw.
Lỗ này cũng có thể do u nang hoặc một tình trạng gọi là cribara orbitalia, gây nên do thiếu máu hoặc thiếu sắt nặng, làm thay đổi bề mặt khác của hốc mắt. Tuy nhiên các dị tật nhỏ khác trong khoang mũi, xương hàm và xoang khiến ung thư là giả thuyết tiềm năng nhất.
"Chúng tôi đã có một mảnh ghép khác trong cuộc đời cô ấy" - tiến sĩ Ozarek-Szilke nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đường hầm nguyên thủy cách đây 13.000 năm ở Brazil, nghi không phải con người xây dựng
Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà hiếm khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập? Thịt cá mập có thực sự không ngon?
CLIP: Đối đầu với rồng Komodo, rắn hổ mang chúa 'khủng' nhận cái kết đầy đau đớn
CLIP: Bị rồng Komodo cắn, dê núi nổi điên húc lại và cái cái khó đoán
CLIP: Dù sắp mất mạng do trúng nọc độc của rắn hổ mang chúa, trăn gấm vẫn khiến đối thủ chết theo mình
CLIP: Tham lam nuốt chửng dê núi, trăn ngấm suýt chết