King Kha - Kẻ dám ám sát Tần Thủy Hoàng được chôn ở đâu?
Doanh nhân Việt chi tiền tỷ mua “vua bonsai” từ Nhật về ngắm / Bí ẩn những nghi thức "động phòng hoa chúc" của vua chúa thời xưa
Kinh Kha - thích khách nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Hình minh họa
Mặc dù không thành công nhưng Kinh Kha vẫn được người đời sau nhắc đến để ca ngợi lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm khi quyết định ám sát Tần vương nhằm cứu nguy cho nước Yên trước sự xâm lăng của nước Tần thời kỳ chiến quốc.
Vậy sau khi mất, mộ của Kinh Kha nằm ở đâu?
Minh họa Kinh Kha hành thích Tần Thủy Hoàng
Theo cuốn "Thiểm Tây Lam Điền Huyện Ký" thì Kinh Kha sau khi bị giết đã được chôn tại thôn Gia Câu, huyện Lam Điền, tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Tại thôn này có một "gò đất" cao đến hơn 10 mét. Dân địa phương đều biết rằng phía dưới là nơi chôn cất thi hài của những người quá cố, và đó là những nhân vật có tiếng trong lịch sử.
Nhiều thông tin cho rằng đó là nơi an nghỉ của Hiếu Văn hoàng đế (Hoàng đế thời Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc) và một nhân vật nữa, rất có thể đó là Kinh Kha, mặc dù thời đại hai người này sinh sống là cách xa nhau.
Bên ngoài khu mộ ở Lam Điền, Thiểm Tây (Ảnh: Sohu.com)
Vào năm 2009, các khảo cổ gia đã tiến hành khai quật khu mộ bị nghi ngờ là có đặt thi hài của sát thủ Kinh Kha ở làng Gia Câu, huyện Lam Điền, tỉnh Thiểm Tây. Nguyên nhần vì thời điểm đó, có dự án xây dựng một con đường cao tốc qua đây và phần nào đã làm ảnh hưởng tới phong thổ vùng đất này.
Vậy nên Cục văn vật cổ đại tỉnh Thiểm Tây đã gấp rút mời các nhà khảo cổ và chuyên gia về lịch sử đến để nhanh chóng khai quật, nhằm bảo vệ những cổ vật, tư liệu lịch sử của khu mộ này.
Khu mộ nghi ngờ của Kinh Kha nhìn từ trên cao (Ảnh: Sohu.com)
Nhóm khảo cổ đã bắt đầu công việc và điều kỳ lạ đã xảy ra.
Nơi vốn bị nghi ngờ đang chôn cất thi hài Kinh Kha lại xuất hiện những cổ vật như dấu tích của chiến xa, đồ thờ cúng chỉ dành cho tầng lớp hoàng tộc thời nhà Hán, điều này cho thấy, ngôi mộ này không chôn cất một người thời chiến quốc (thời mà Kinh Kha sinh sống).
Hơn nữa, tiếp tục tìm kiếm thì còn có thêm các đồ sơn mài, tượng ngựa, đồ gốm,...và có cả một chuỗi ngọc đã bị hư hại khá nghiêm trọng, có dấu hiệu ngôi mộ đã bị xâm hại từ trước đó rất lâu.
Tổng cộng có hơn 900 hiện vật được phát hiện. Các bộ hài cốt trong mộ khi được phá hiện cũng đã bị tổn hại nặng nề.
Những hiện vật được tìm thấy lại không phải là đồ dùng ở thời đại Kinh Kha sinh sống (Ảnh: Sohu.com)
Cuối cùng, các chuyên gia đưa ra kết luận ngôi mộ này không phải của Kinh Kha mà là của một người phụ nữ khác. Đó là trưởng công chúa của Hiếu Văn Đế thời Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Hoa.
Một số văn vất trong ngôi mộ (Ảnh: Sohu.com)
Vậy tại sao Hiếu Văn Đế lại chôn con gái của mình ở nơi nhiều người nghĩ là mộ phần của Kinh Kha?
Câu trả lời thuyết phục nhất đó là ông muốn ngụy trang để không ai biết đó là nơi chôn cất con gái mình.
Hơn nữa, Thời Hiếu Văn Đế là thời đại mà nhà vua chủ trương đẩy mạnh Hán hóa (ông rất ngưỡng mộ thành tựu mà Trung Hoa đạt được thời nhà Hán).
Trong khi đó lại có ác cảm với nhà Tần, cụ thể là Tần Thủy Hoàng vì sự tàn bạo và hà khắc. Cũng vì lẽ đó mà Hiếu Văn Đế ái mộ "người hùng" Kinh Kha, người đã lớn gan ám sát Tần vương.
Như vậy, dù tin đồn lẫn sử liệu đều có nhắc đến việc Kinh Kha được chôn cất ở Lam Điền, Thiểm Tây. Nhưng vẫn chưa có kết luận khoa học chắc chắn 100% về nơi an nghỉ của vị thích khách nổi tiếng nhất lịch sử Trung Hoa này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trái đất xuất hiện vết rách khổng lồ, quốc gia lớn thứ 2 thế giới sợ hãi cảnh báo đại thảm họa
Loài động vật quý hiếm cả thế giới chỉ Việt Nam có, giới khoa học nỗ lực tìm mọi cách để bảo tồn
Danh tính vị Đại tướng người Nam Bộ đầu tiên và duy nhất đến nay: Sự nghiệp lừng lẫy, về hưu đi trồng dừa
CLIP: Bị linh cẩu cắn vào chỗ hiểm, trâu rừng đực nhận cái kết khó tin
Sự thật hiếm ai biết về thân thế của Chí Phèo, bất ngờ danh tính hậu duệ nay vẫn sống ở làng Vũ Đại
CLIP: Cả gan đối đầu với voi châu Phi trưởng thành, tê giác bị đối thủ húc lật ngửa bụng