Kinh hoàng chiến hạm khổng lồ Mỹ 'bốc hơi' trong tích tắc
Cho đến nay, sau hơn 100 năm, sự biến mất của chiến hạm USS Cyclops cùng hơn 300 người xấu số vẫn là một bí ẩn không lời giải đáp.
"Lỗ hổng thời gian" và những vụ mất tích bí ẩn / Khiếp đảm vụ mất tích ở "tam giác quỷ Bermuda trên cạn"

Trong lịch sử hàng hải,tam giác Bermuda nổi tiếng là vùng biển “ma ám” với vô số vụ tàu thuyền mất tích khi đi qua đây. Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất là sự mất tích của chiến hạmUSS Cyclops.

Chiến hạm USS Cyclops được quân đội Mỹ đưa vào hoạt động từ năm 1917, thuộc lớp Proteus với chiều dài 165m, rộng gần 20m. Đây là tàu chở nhiên liệu lớn nhất thời đó với trọng tải hàng hóa 12.500 tấn. Sau khi hạ thủy, chiến hạm này được giao nhiệm vụ tiếp nhiên liệu cho các tàu của Đồng minh Anh ở Nam Đại Tây Dương.

Ngày 8/1/1918, trong chuyến hành trình trở về Mỹ sau khi tiếp nhiên liệu thành công cho các tàu Anh ngoài khơi bờ biển Brazil, USS Cyclops đi qua vùng biển Bermuda. Vào ngày 4/3/1918, nó biến mất không một dấu vết cùng 306 người bao gồm cả thủy thủ đoàn.

Hải quân Mỹ đã thực hiện chiến dịch tìm kiếm rầm rộ. Theo tính toán ban đầu, USS Cyclops được cho là mất tích ở Baltimore nên Hải quân Mỹ tích cực tìm kiếm ở vùng biển này. Tuy nhiên, họ không thể tìm thấy bất cứ dấu vết nào của con tàu khổng lồ.

Trong nhiều tháng sau đó, cuộc tìm kiếm được mở rộng phạm vi nhưng không thu được gì, như thể USS Cyclops đã bốc hơi hoàn toàn.

Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra để lý giải sự mất tích của chiến hạm USS Cyclops. Một giả thuyết cho rằng USS Cyclops đã trúng ngư lôi từ tàu ngầm Đức. Tuy nhiên, sau khi Thế chiến I kết thúc, hồ sơ của Đức cho thấy không có tàu ngầm nào hoạt động trong vùng biển quanh Bermuda vào thời điểm USS Cyclops gặp nạn.

Một giả thuyết khác xoay quanh người chỉ huy con tàu - Trung úy George W.Worley - một người gốc Đức. Giả thuyết này cho rằng Worley chính là điệp viên Đức, kẻ đã giúp quân Đức chiếm được chiến hạm USS Cyclops mà không tốn một viên đạn nào. Dù vậy, cũng không có tài liệu nào của Đức xác nhận điều này.

Một số nhà nghiên cứu khác đưa ra giả thuyết rằng USS Cyclops chở hàng hóa quá nặng so với trọng tải nên đã gặp sự cố thảm khốc và chìm xuống biển. Giả thuyết này đã bị bác bỏ vì khi bị mất tích USS Cyclops đã hoàn thành xong nhiệm vụ tiếp nhiên liệu nên tải trọng đã giảm đi rất nhiều, và cũng không có tín hiệu S.O.S nào phát ra khi tàu gặp nạn.

Không thể lý giải sự biến mất của USS Cyclops theo cách thông thường, không ít người cho rằng chiến hạm này này đã bị “bốc” khỏi Trái đất bởi một thế lực siêu nhiên nào đó.

Cho đến nay, sau hơn 100 năm, sự biến mất của USS Cyclops cùng hơn 300 người xấu số vẫn là một bí ẩn không lời giải đáp.
Theo T.B/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đường hầm nguyên thủy cách đây 13.000 năm ở Brazil, nghi không phải con người xây dựng
Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà hiếm khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập? Thịt cá mập có thực sự không ngon?
CLIP: ‘Vua lì đòn’ linh cẩu đòi cướp mồi của sư tử và cái kết đắng chát
CLIP: Bị đàn sư tử tấn công, trâu rừng liều chết phản kháng đầy kịch tính
Không phải Bát Giới hay Sa Tăng, đây mới là 3 người bạn thân nhất của Tôn Ngộ Không

Tỉnh duy nhất của Việt Nam tên gọi có ba từ
Cột tin quảng cáo