Bí ẩn thế kỷ: Vụ mất tích chấn động nước Mỹ sau 8 thập kỷ đã có lời giải?
Bí ẩn Tam Quốc: Quan Vũ "nhờ trời" quét sạch 7 đạo quân? / Bí ẩn khó giải chuyện "hồn ma" ám tầng 13 khách sạn
"Nữ hoàng hàng không"Amelia Earhart mất tíchcách đây hơn 8 thập kỷ là một trong những bí ẩn lớn nhất thế kỷ 20, khiến cả nước Mỹ chấn động.
Tiếng tăm và những đóng góp tiên phong cho ngành hàng không của nữ phi công người MỹAmelia Earhartđã khiến vụ mất tích đầy bí ẩn của bà trở thành nỗi day dứt cho nhiều nhà thám hiểm đến tận ngày nay.
Hồi đó, sau khi hay tinAmelia Earhart cùng người đồng hành là hoa tiêu Fred Noonan mất tích khi thực hiện chuyến hành trình vòng quanh thế giới (bắt đầu từ ngày 1/6/1937) trên chiếc máy bay Lockheed Model 10 Electra, đích thân Tổng thống đương thờiFranklin D. Roosevelt hạ lệnh triển khai chiến dịch tìm kiếm quy mô và tốn kém chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ.
Amelia Earhart "Nữ hoàng hàng không"Mỹ,mất tích năm 1937.
Đội tuần tra bờ biển cùng hạm đội Hải quân Mỹ tinh nhuệ nhất được điều động, lùng sục bất kể ngày đêm khắp vùng biển rộng 650.000 km2 ở Thái Bình Dương, nơi tín hiệu liên lạc của chiếc máy bay do Amelia Earhart điều khiển mất kết nối vớiđội Tuần duyên Mỹ USCGC Itasca.
Sau 2 tuần điên cuồng tìm kiếm, cuối cùng vào ngày 2/7/1937, chính phủ Mỹ chính thức công bố: Nữ phi công huyền thoại của nước MỹAmelia Earhart và hoa tiêu đi cùngFred Noonan gặp nạn và rơi xuống (một nơi nào đó) ở Thái Bình Dương.
Ngay cả khi chính phủ đã tuyên bố chính thức về sự mất tích của nữ phi công huyền thoại Mỹ thì George Putnam, chồng củaAmelia Earhart, vẫn tiếp tục thuê đội cứu hộ để tìm kiếm vợ.
Cho đến nay, sau 82 năm, vụ mất tích của nữ phi công huyền thoại nước MỹAmelia Earhart trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất của Hải quân Mỹ nói riêng và của lịch sử hàng không thế giới nói chung.
Tuy vậy...
Dù thời gian có trôi qua, dù lịch sử đã phần nào ôm trọn câu chuyện vềAmelia Earhart vào lòng thì bí ẩn và những câu hỏi về sự biến mất đột ngột củabà vẫn không khiến người đời nguôi ngoai.
Hơn 8 thập kỷ đã qua, bí ẩn mang tên Amelia Earhart tưởng chừng đã ngủ say bỗng thức giấc khi nhà thám hiểm người MỹRobert Ballard tuyên bố sẽ thành lập một đội thám hiểm, tiến thẳng đến hòn đảo hoang vu Nikumaroro ở Thái Bình Dương ngày 7/8/2019, quyết tâm tìm lời giải cho bí ẩn thế kỷ 20 mang tênAmelia Earhart.
Amelia Earhart ở Ireland năm 1932. Ảnh: The Washington Post
Nhà thám hiểm Robert Ballard (sinh ngày 30/6/1932) là một cựu quan chức cấp cao Hải quân Mỹ kiêm Giáo sư hải dương học tại Đại họcRhode Island (Mỹ). Ông nổi tiếng là chuyên gia hàng đầu về khảo cổ học và thám hiểm hàng hải.
Thế giới biết đến ông là nhà thám hiểm hàng hải đã tìm thấy xác tàuRMS Titanic nổi tiếng năm 1985, các chiến hạm Bismarck vào năm 1989, hàng không mẫu hạm USS Yorktown năm 1998,xác tàu của John F. Kennedy's PT-109 vào năm 2002...
Trên tờ Washington Post trước khi cùng đội của mình khởi hành đến hòn đảo không người ở ởNikumaroro, nhà thám hiểmRobert Ballard chia sẻ:
"Hình ảnh và bí ẩn vụ mất tích của nữ phi công huyền thoạiAmelia Earhart đã thôi thúc tôi lên đường tìm hiểu thực hư chuyện gì đã xảy ra với bà năm 1937.Nikumaroro là một trong những nơi hẻo lánh nhất hành tinh, bước đầu, toàn đội thám hiểm sẽ tìm kiếm vết tích củaAmelia Earhart dựa trên giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất:Amelia Earhart đã cố gắng đáp xuống bãi san hô ở tây bắcNikumaroro, bị thương nặng và không ngừng gửi đi tín hiệu cấp cứu trước khi thủy triều cuốn tất cả xuống lòng biển sâu."
Theo giả thuyết này, chiếcLockheed Model 10 Electra củaAmelia Earhart đã bị trôi và chìm xuống vùng biển lạnh lẽo, tối tăm ở đâu đó thuộc Thái Bình Dương, gầnNikumaroro.
Các nhà thám hiểm tin rằng Amelia Earhart có thể đã đáp xuống rạn san hô của hòn đảo Nikumaroro. Ảnh: The Washington Post
Nhà thám hiểm kỳ cựu Mỹ, từng thực hiện 160 cuộc tìm kiếm hàng hải quy mô lớn, bác bỏ quan điểm của Hải quân Mỹ rằng Amelia Earhart và hoa tiêu Fred Noonan tử nạn ngay sau khi lao xuống Thái Bình Dương. Do đó, cách thức "săn lùng" phần còn lại củaAmelia Earhart và đồng đội được triển khai rất chuyên biệt.
"Đội của tôi được chia làm 2 mũi: Mũi 1 trang bị những chú chó thính giác nhạy bén (đánh hơi xương người) để truy tìm phần hài cốt còn lại (nếu có) củaAmelia Earhart và hoa tiêu phía trên hòn đảoNikumaroro. Mũi 2 (trong đó tôi và đồng trưởng nhómAllison Fundis sẽ lặn thám hiểm vùng biển quanh đảo).
Bước đầu tiên, các thành viên của đội thám hiểm sẽ lập bản đồ khu vực bằng thiết bị hình ảnh gắn trên thân tàuNautilusđể phân biệt giữa các vật thể cứng và mềm trước một hình ảnh đen trắng.
Bước thứ hai, chúng tôi sẽ thả hai robot trang bị camera (đạt đến độ sâu 4000 mét) cùng đội thợ lặn thám hiểm xuống đáy biển. Việc tìm kiếm xác máy bay không giống như việc tìm kiếm xác tàu Titanic. Bởi địa hình ởNikumaroro không bằng phẳng mà như một cao nguyên ngầm, dốc và hiểm trở. Do đó, các phương tiện chúng tôi triển khai sẽ tập trung tìm xác máy bay dựa theo lý thuyết nó rơi xuống dốc ngầm tại đây.
Cuộc thám hiểm doRobert Ballard dẫn đầu (và dự trù kéo dài khoảng 3 tuần) được đồng tài trợ bởiNational GeographicPartners vàNational GeographicSociety.
Toàn bộ quá trình thực hiện cuộc thám hiểm này sẽ được đội làm phim của National Geographic quay lại và phát sóng đặc biệt vào tháng 10/2019. Tuy nhiên, thế giới sẽ có cơ hội nghe vềAmelia Earhart nếu như đội củaRobert Ballard tìm thấy bất cứ manh mối nào chứng minhNikumaroro là nơi cuối cùng của nữ phi công và hoa tiêu.
Liệu bí ẩn thế kỷ 20 khiến công chúng Mỹ day dứt suốt hơn 80 năm sắp có lời giải? Hãy cùng chờ vào những nỗ lực của đội thám hiểm hàng hải kinh nghiệm 30 năm màRobert Ballard dẫn đầu. Như người phát ngôn của National Geographic, nhà đài sẽ cung cấp thông tin sớm nhất ngay sau khi có được manhh mối từ đội của nhà thám hiểmRobert Ballard.
Chúng ta hãy cùng chờ tin tốt...
Không tự nhiên, Mỹ và thế giới vinh danhAmelia Earhart (sinh ngày 24/7/1897) là "Nữ hoàng hàng không". Trong 13 năm cuộc đời, ở độ tuổi 25,Amelia Earhart bắt đầu lập nên những kỳ tích chưa một ai trên thế giới làm được:
Năm 1922, bà lập kỷ lục đầu tiên trên thế giới, là nữ phi công đầu tiên bay một mình ở độ cao 4.267 mét. 10 năm sau, bà là người phụ nữ đầu tiên một mình băng qua Đại Tây Dương. Nhờ thành tích phi thường này, bà được Quốc hội Mỹ trao Huân chươngAnh dũng bội tinh (bà là người phụ nữ Mỹ đầu tiên nhận được huân chương cao quý này).
Amelia Earhart cùng hoa tiêu Fred Noonan xem bản đồ hành trình vòng quanh thế giới của mình trước ngày cất cánh. Nguồn: AP
Tiếp tục thể hiện tình yêu, đam mê với bầu trời,Amelia Earhart xác lập thêm một kỷ lục nữa vào năm 1935 khi là nữ phi công đầu tiên hoàn thành chuyến bay một mình với quãng đường dài6.870km từ quần đảo Hawaii đến Mỹ.
Những đỉnh cao hàng không không khiến bà ngủ quên trên chiến thắng, bà tiếp tục muốn trở thành nữ phi công đầu tiên bay vòng quanh thế giới. Và đó cũng là nguyện ước dang dở của bà...
Năm 1937 trở thành năm định mệnh của Amelia Earhart và hoa tiêuFred Noonan.Ngày 1/6/1937, chiếc máy bay Lockheed Electra 10E hai động cơ cất cánh từ thành phố Oakland, California (Mỹ), lên đường thực hiện hoài bão sải cánh vòng quanh Trái Đất.
Ngày 29/6/1937, sau một chặng đường bay dài35.405 km đi quaMiami (bang Florida, Mỹ) đến Nam Mỹ, quaĐại Tây Dương đến châu Phi, rồi bay về phía đông đến Ấn Độ và Đông Nam Á, đội của bà đáp xuốngthành phố Lae (Papua New Guinea).
Hành trình bay đã thực hiện được của Amelia Earhart, và địa điểm mất tín hiệu cuối cùng của bà giữa Thái Bình Dương. Nguồn: NASA...
Lúc này, họ chỉ còn phải hoàn thành chặng đường bay dài11.265km đến Oakland (vịnh San Francisco, bang California) và hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới.
Tuy nhiên, mọi thứ dở dang vào ngày 2/7/1937 định mệnh, trước sinh nhật lần thứ 40 của bà 22 ngày....
Amelia Earhart cùng hoa tiêu Fred Noonan rời Lae để đến đảo Howland nhỏ bé, điểm dừng tiếp nhiên liệu tiếp theo của họ. Và đó là lần cuối cùng người ta còn thấy Amelia Earhart và Fred Noonan còn sống. Cả đội mất liên lạc vô tuyến với đội Tuần duyên Mỹ USCGC Itasca...
Sinh thời,Amelia Earhart đã "cháy hết mình" vì đam mê với bầu trời của mình. Dù ước nguyện vòng quanh thế giới của bà còn dang dở nhưng cuộc đời và những cống hiến tiên phong của bà cho lịch sử hàng không thế giới đã truyền cảm hứng rất lớn cho phụ nữ nói riêng và nhiều người trẻ nói chung.
Một trong những câu nói đáng nhớ nhất của bà khi còn sống khiến người đời khó quên, đó là:
"Cái khó khăn nhất đời là quyết định hành động, phần còn lại đơn giản là sự ngoan cường. Nỗi sợ chỉ là bong bóng. Ta có thể làm bất cứ điều gì một khi đã quyết tâm. Chỉ khi bắt tay vào việc, ta mới có cơ hội thay đổi và làm chủ cuộc đời mình."
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới: Gấp 4 lần Trung Quốc, 3 nước châu Âu cộng lại cũng không bằng
Ngư dân nhặt được rùa vàng nhỏ liền đổi lấy 1 triệu đồng, khóc ròng khi biết giá trị thật lên đến 660 tỷ
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ