Khám phá

Kinh hoàng món bánh mì làm từ xương người ở Pháp vào thế kỉ 16

Đằng sau món bánh mì xương người rùng rợn là câu chuyện đầy chua xót về Pháp trong thế kỉ 16.

5 món ăn kinh dị nhất Maroc khiến du khách chỉ dám đứng nhìn / Kinh dị “hàm răng biết bơi” 358 triệu tuổi: Một miếng cắn bay 23 kg thịt

Món bánh mì làm từ xương người ở Pháp vào thế kỉ 16

Trong lịch sử loài người, có một số câu chuyện kỳ lạ đến mức vượt qua cả những câu chuyện hư cấu hoang đường nhất. Một trong số đó là câu chuyện bánh mì xương người bắt nguồn từ thực tế nghiệt ngã là nạn đói ở nước Pháp vào thế kỷ 16.

Nguồn gốc của bánh mì xương

Trong bối cảnh Chiến tranh tôn giáo đầy biến động ở Pháp, vào năm 1590 ở thành phố Paris, người dân phải đối mặt với nạn đói khi bị quân đội Hoàng gia Pháp do Henry xứ Navarre, sau này là Henry IV của Pháp chỉ huy, bao vây.Khi nguồn cung cấp thực phẩm cạn kiệt, một hội đồng thành phố đã đề xuất một giải pháp kinh hoàng để giải quyết, đó là nghiền xương từ các nhà mồ trong nghĩa trang Innocents thành bột và dùng chúng để làm bánh mì.

Bí ẩn cái chết bởi bánh mì xương

 

Ảnh minh họa

Sự kiện bánh mì xương người đã thực sự xảy ra, dân chúng ở Paris đã phải trả cái giá cực kì đắt khi một loạt người sau khi ăn bánh mì xương đã chết.Tại sao những người ăn 'bánh mì xương' lại chết? Câu hỏi này đã khiến các nhà sử học cũng như các nhà khoa học bối rối. Một số người suy đoán rằng các chất độc hại như asen hoặc chấn thương tâm lý do tiêu thụ hài cốt người chết đã làm người ăn tử vong. Tuy nhiên, lời giải thích hợp lý hơn nằm ở sự thiếu dinh dưỡng và bản chất vô cơ của xương người.

Xương người rất giàu khoáng chất như canxi nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng và calo thiết yếu. Do đó, dùng xương người làm nguồn thực phẩm chính có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng, bao gồm tắc nghẽn đường ruột, nhất là trong bối cảnh sức khỏe người dân yếu ớt vì đói lâu ngày.

Điều thú vị là vào đầu thế kỷ 19, sự hiểu biết về hàm lượng khoáng chất trong xương dẫn đến thay đổi cách sử dụng loại nguyên liệu đặc biệt này. Sau Chiến tranh Napoléon, xương của những người lính và ngựa tử trận trong trận Waterloo đã được thu thập, nghiền nhỏ và dùng làm phân bón, hàm lượng khoáng chất phong phú của chúng giúp cho cây cối phát triển vô cùng tươi tốt và cho năng suất cao.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm