Khám phá

Kinh hoàng “nghĩa địa khủng long” khổng lồ thời tiền sử ở Nam Mỹ

Các nhà khoa học mới phát hiện nghĩa địa hóa thạch của khủng long với khoảng một chục con, có niên đại 220 triệu năm trước tại Argentina.

Kỳ lạ chó nhà và chó sói sống chung siêu hòa hợp / Ngọn thác cao nhất thế giới, nước chưa chạm đáy đã bốc hơi

Kinh hoang “nghia dia khung long” khong lo thoi tien su o Nam My
Khu vực tìm thấy ở tỉnh San Juan, miền Tây Argentina, cách thủ đô Buenos Aires 1.100 km.

Theo tờ Channel newasia, hóa thạch một chục con khủng long được phát hiện ở tỉnh San Juan, miền Tây Argentina; cách thủ đô Buenos Aires khoảng 1.100 km.
Martine Martinez, chuyên gia khảo cổ tại Trường Đại học San Juan cho biết: "Có khoảng 10 cá thể khủng long khác nhau. Rất nhiều xương đã được tìm thấy và hầu như không có trầm tích. Phát hiện rất ấn tượng".
Đấy là những con khủng long sống cách đây khoảng 220 triệu năm, thuộc về "thời đại mà chúng ta biết rất ít", Martine Martinez nói thêm.
Ông Martine Martinez cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của lần phát hiện này. Theo ông Martine Martinez, có ít nhất 7-8 cá thể thuộc loại Dicynodont, tổ tiên của động vật có vú, với kích thước to chỉ bằng con bò.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện hóa thạch của một loài bò sát vẫn chưa được biết tới, có thể là khủng long hoặc tổ tiên của cá sấu khổng lồ.
Nhóm khảo cổ phát hiện nghĩa địa khủng long tại khu vực hố sâu có đường kính khoảng 1-2 mét. Họ suy đoán xưa kia, đây có thể là một hồ nước nhỏ cho động vật ăn cỏ uống nước.
Tuy nhiên, nhiều khả năng khu vực này xảy ra hạn hán kéo dài, khiến nước trong hồ cạn dần và các con vật bị khát mà chết tại đây.
Argentina vốn là khu vực với nguồn hóa thạch khủng long phong phú. Trước đây, người ta cũng tìm thấy nhiều hóa thạch với niên đại thuộc kỷ Tam Điệp, kỷ Jura và kỷ Cera.

Theo Infonet
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm