Khám phá

Kính thiên văn bắt được "tiếng vang" từ 8 quái vật tàng hình

Như cách những con dơi phát ra sóng âm và "nhìn" thấy các vật thể qua sóng phản xạ, kính viễn vọng NICER của NASA đã vô tình khám phá ra 8 quái vật tàng hình ngay trong dải Ngân Hà.

Điểm danh những đài thiên văn ngoạn mục nhất thế giới / Kính thiên văn bắt được 70 hành tinh "sinh ra từ hư không"

Theo Sci-News, đó là 8 lỗ đen khối lượng sao, thuộc về các hệ nhị phân tia X, trong đó bản thân lỗ đen đang ngấu nghiến vật chất từ người bạn đồng hành là sao khổng lồ đỏ.

NICER vốn ra đời để khám phá một loại quái vật vũ trụ khác - sao neutron, là một dạng "xác sống" của những ngôi sao khổng lồ đã cạn năng lượn. Tuy nhiên lần này nó đã có một phát hiện "để đời" bởi lỗ đen khối lượng sao rất khó nắm bắt. Không chỉ chúng tàng hình, mà tác động của chúng lên các vật thể xung quanh thường không rõ ràng.

Kính thiên văn bắt được tiếng vang từ 8 quái vật tàng hình - Ảnh 1.

Ảnh đồ họa mô tả một "quái vật" khối lượng sao đang nuốt vật chất từ người bạn đồng hành và tạo ra "tiếng vang" - là những cú ợ hơi giữa bữa ăn điên cuồng - Ảnh: Instituto de Astrofísica de Canarias

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Viện Vật lý thiên văn và nghiên cứu không gian MIT Kavli (Mỹ) đã dùng một công cụ tìm kiếm tự động mà họ gọi nôm na là "máy bắt tiếng vang" để phân tích dữ liệu của NICER, thứ đang được đặt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.

"Tiếng vang" tia X mà họ cố nắm bắt chính là nguồn tia X phát ra từ lỗ đen khi nó "ợ hơi" giữa bữa ăn liên miên của mình. Khi nuốt vật chất, lỗ đen thường phát ra các luồng phản lực, tống cái gì đó ngược lại không gian. Trường hợp này, bao gồm tia X và khí phản xạ.

Bằng cách đối chiếu dữ liệu mà họ nhận được từ chính vầng hào quang của lỗ đen và "tiếng vang", vốn đến với kính thiên văn không cùng lúc mà có khoảng cách nhất định, các nhà khoa học sẽ tính toán được quy mô lỗ đen, hiểu được nhiều điều về tính chất và hoạt động của nó.

Các nhà nghiên cứu đã chọn ra 26 cặp đôi tiềm năng và 8 "quái vật" lỗ đen đã phát ra tiếng vang theo cách họ mong đợi.

Nghiên cứu được công bố trên Astrophysical Journal.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm