Khám phá

Kính viễn vọng James Webb chụp được ảnh 'quái vật vũ trụ' bí ẩn trong không gian

Khuôn mặt kì dị của "quái vật vũ trụ" trong không gian sâu thẳm được chụp lại trên kính viễn vọng James Webb của NASA khiến không ít người thắc mắc thực chất nó là gì.

Nhóm ‘máu vàng’ quý hiếm nhất hành tinh: Cả thế giới chỉ 43 người sở hữu, bị săn lùng gắt gao / Bí mật đằng sau sự vướng víu lượng tử: Người ngoài hành tinh có thực sự từng ghé thăm Trái Đất?

Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA (JWST) vừa phát hiện một vật thể ma quái có hai mắt và miệng há to như thể đang thét xuống vực thẳm trong không gian. Thực tế, đây không phải một con quái vật ngoài hành tinh nào đó, mà là một thiên hà được hình thành khoảng 900 triệu năm sau vụ nổ Big Bang.

Thiên hà được hình thành khoảng 900 triệu năm sau vụ nổ Big Bang, trông giống một con quái vật đang gầm thét. (Ảnh: J. McKinney/M. Franco/C. Casey/Đại học Texas)

Thiên hà được hình thành khoảng 900 triệu năm sau vụ nổ Big Bang, trông giống một con quái vật đang gầm thét. (Ảnh: Đại học Texas)

Thiên hà này được các nhà thiên văn học tại Đại học Texas (thành phố Austin, bang Texas, Mỹ) phát hiện và xác định là thiên hà AzTECC71, được bao phủ trong lớp bụi dày.

Jed McKinney, một trong các nhà thiên văn học tại Đại học Texas cho biết: "Đây thực sự là một con quái vật. Mặc dù chỉ trông như một đốm màu nhỏ nhưng thực chất nó đang tạo ra hàng trăm ngôi sao mới mỗi năm... Điều này có thể cho chúng ta biết rằng có cả một quần thể thiên hà đang ẩn náu ngoài không gian".

Đốm màu đỏ kỳ lạ trong dữ liệu của kính viễn vọng, xác định thiên hà AzTECC71 hình thành khoảng 900 triệu năm sau Vụ nổ lớn. Thiên hà bị bao phủ trong một thung lũng bụi. (Ảnh: Đại học Texas)

Đốm màu đỏ kì lạ trong dữ liệu của kính viễn vọng được xác định là thiên hà AzTECC71 hình thành khoảng 900 triệu năm sau vụ nổ Big Bang. (Ảnh: Đại học Texas)

Thông thường, các thiên hà bụi bặm như AzTECC71 rất khó chụp được vì phần lớn ánh sáng từ các ngôi sao của chúng bị hấp thụ bởi một lớp bụi và phát xạ lại ở bước sóng dài hơn.

Ban đầu, các kính viễn vọng trên mặt đất thu được đốm sáng của thiên hà AzTECC71, nhưng nó biến mất hoàn toàn trong các hình ảnh từ kính viễn vọng không gian Hubble. Nhưng kính viễn vọng JWST đã chụp được hình ảnh thiên hà này nhờ khả năng thu được các đặc tính hồng ngoại.

 

Ra mắt vào năm 2021, kính viễn vọng Không gian James Webb có thể chụp được các đặc tính hồng ngoại mà trước đây không thể phát hiện được. (Ảnh: Getty)

Ra mắt vào năm 2021, kính viễn vọng Không gian James Webb có thể chụp được các đặc tính hồng ngoại mà trước đây không thể phát hiện được. (Ảnh: Getty)

"Cho đến nay, cách duy nhất để nhìn thấy các thiên hà trong vũ trụ sơ khai là từ góc nhìn quang học của kính viễn vọng không gian Hubble, nghĩa là sự hiểu biết của nhân loại về lịch sử tiến hóa thiên hà đang bị sai lệch bởi chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những thiên hà không bị che khuất, ít bụi bặm hơn", McKinney giải thích.

McKinney và nhóm của ông đang sử dụng dữ liệu của NASA để lập bản đồ vũ trụ cho dự án COSMOS-Web, nhằm mục đích xác định chính xác tới 1 triệu thiên hà để nghiên cứu các cấu trúc sớm nhất của vũ trụ.

Hiện nhóm đang nỗ lực khám phá thêm những thiên hà tương tự AzTECC71 từ JWST. "Nhờ JWST, lần đầu tiên chúng ta có thể nghiên cứu các đặc tính quang học và hồng ngoại của quần thể thiên hà vốn bị che khuất, ẩn giấu trong lớp bụi nặng nề", McKinney nói.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm