Kollontai Nữ chính khách Liên Xô sục sôi yêu đương và cách mạng
Thất bại đau đớn nhất của tình báo Liên Xô / Các nữ quân nhân lái xe tăng Liên Xô khiến phát xít Đức khiếp sợ
Alexandra Mikhaylovna Kollontai (1872-1952) là một nhà cách mạng nữ người Nga, một nhà nữ quyền và là nhà ngoại giao nữ đầu tiên. Bà lấy tên Kollontai theo họ của chồng mình.
Thuở con gái
Alexandra Domontovich sinh ra ở Saint Petersburg (Nga) trong gia đình vị tướng quý tộc Mikhail Domontovich (vị tướng từng tham gia cuộc chiến tranh Nga-Thổ năm 1877-1878).
Nữ chính khách Liên Xô Kollontai. Ảnh: RIA. |
Alexandra chủ yếu được người hầu nuôi dưỡng và gia sư kèm cặp tại nhà. Cô gái dành nhiều thời gian để học đến mức thành thạo tiếng Đức, tiếng Anh và tiếng Pháp, cũng như đọc sách trong thư viện của cha mình.
Hè đến, gia đình cô chuyển tới dinh thự của ông cô ở Kuusa, Phần Lan. Alexandra tự học qua việc đọc sách.
Ở Phần Lan – khi đó là một phần thuộc Đế chế Nga, Kollontai bắt đầu quen với cuộc sống của các nông dân và người lao động trên các nông trang.
Cha mẹ Alexandra sắp xếp hôn nhân cho Alexandra khi cô mới 16 tuổi nhưng thiếu nữ cực lực phản đối điều này.
Alexandra thực sự khát khao được đi du học nhưng cuối cùng thì vẫn ở nhà và bắt đầu viết lách.
Alexandra đem lòng yêu một chàng trai tên là Vladimir Kollontai. Cha mẹ cô gái ban đầu phản đối quan hệ giữa 2 người nhưng cuối cùng đã phải nhượng bộ sau khi Alexandra dọa bỏ nhà ra đi.
Alexandra kết hôn với người mình yêu vào năm 1893. Cô gái trẻ nghĩ mình đã thoát được số phận của mẹ mình vì đã kết hôn theo tiếng gọi của con tim chứ không phải vì được sắp đặt như mẹ cô. Thế nhưng chính cuộc hôn nhân đó đã thổi bùng trong Alexandra Kollontai ngọn lửa trí tuệ, triết lý và “nổi loạn”.
Kollontai sinh hạ một bé trai vào năm 1894. Ban đầu cô còn ở nhà để chăm sóc cậu bé. Tuy nhiên cuộc sống gia đình thực sự ngột ngạt với Kollontai – một con người với đầu óc đầy ắp những ý tưởng phong phú. Cô bắt đầu coi Vladimir là kẻ độc đoán và mong muốn nổi dậy chống lại sự độc đoán đó, giải thoát cho tình yêu của mình.
Trong lúc học ở Saint Petersburg, cô chuyển từ xu hướng dân túy có từ thuở bé sang một xu thế mới đang nổi lên là . Kollontai bắt đầu tham gia hoạt động chính trị vào năm 1894 khi vừa nuôi con vừa dạy các lớp buổi tối cho công nhân ở Saint Petersburg. Thông qua các hoạt động này cô dấn thân vào công tác công khai và bí mật của hội Chữ Thập Đỏ Chính trị, một tổ chức được lập ra để giúp các tù nhân chính trị. Năm 1895 cô đọc cuốn “Phụ nữ và Chủ nghĩa Xã hội” của August Bebel. Cuốn sách có ảnh hưởng lớn tới các ý tưởng và hoạt động của Kollontai trong tương lai.
Trong khi đó, hôn nhân giữa cô và Vladimir ngày càng xấu đi. Kollontai vì thế mà càng quay sang chủ nghĩa Marx để tìm kiếm sự chỉ dẫn và ủng hộ. Các nét tương đồng giữa những công nhân bị nô dịch và những người phụ nữ bị nam giới đè nén dường như là điều hiển nhiên đối với Kollontai. Giờ thì cô xác định được mục đích của mình là gì. Alexandra Kollontai này giờ sẽ giúp đỡ công nhân, và quan trọng hơn nữa, cô sẽ giúp chị em phụ nữ tự giải phóng bản thân khỏi các xiềng xích xã hội.
Năm 1898, Kollontai rời bỏ Vladimir mãi mãi để đi học ở Zurich (Thụy Sĩ). Tuy nhiên với tố chất của nhà bút chiến, bà thường dành nhiều thời gian ở Đại học Zurich để tranh luận về các quan điểm của thầy giáo.
Cha của Kollontai bí mật cung cấp tài chính cho con gái nghiên cứu chủ nghĩa Marx và sau đó giúp bà che giấu các cuốn sách nhỏ bất hợp pháp về cách mạng trước sự theo dõi của cảnh sát. Còn chồng bà chấp nhận chấm dứt cuộc hôn nhân ngắn ngủi giữa 2 người và nuôi nấng đứa con của họ, tên là Misha, khi bà quyết định trở thành một nhà cách mạng chuyên nghiệp và cống hiến trọn đời cho sự nghiệp phá hủy các đặc quyền của giai tầng mà bà đã sinh ra trong đó.
Hoạt động bất đồng chính kiến
Kollontai đã đọc Marx và. Nhưng ở Zurich bà làm quen với cả tư tưởng của Karl Kautsky và Rosa Luxemburg. Bài báo đầu tiên của bà - về mối quan hệ giữa sự phát triển của trẻ thơ và môi trường xung quanh - được in trên tạp chí mác xít Obrazovanie (Giáo dục) vào năm 1898. Khi quay trở lại Saint Petersburg vào năm 1899, bà bắt đầu tham gia hoạt động đối lập cho Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga.
Bà Kollontai thời trẻ. Ảnh: RT. |
Cuốn “Đời sống Thợ thuyền Phần Lan” của Kollantai – được viết trong 3 năm, là một công trình điều tra về điều kiện sống và làm việc của giai cấp vô sản Phần Lan. Cuốn sách xuất hiện ở Saint Petersburg vào năm 1903 và thu hút nhiều sự chú ý trong giới cách mạng.
Sau khi Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga phân liệt thành phái Menshevik “ôn hòa” do Julius Martov cầm đầu và phái Bolshevik do Vladimir Lenin đứng đầu vào năm 1903, Kollontai cùng với nhiều người XHCN Nga khác quyết định không nghiêng về bên nào.
Năm 1904, bà gia nhập phái Bolshevik. Một năm sau, bà tham gia cùng với Leon Trotsky để thúc đẩy một thái độ tích cực hơn đối với các Xô viết (hội đồng đại biểu công nhân) mới nổi lên và sự thống nhất của các phái trong đảng.
Năm 1906 bà rời bỏ phái Bolshevik trước vấn đề tẩy chay bầu cử ở Duma – một nghị viện được bầu lên một cách phi dân chủ và có quyền lực giới hạn. Bà cảm nhận rằng dẫu sao trong Duma thì các dân biểu cánh tả vẫn ít nhiều có điều kiện đưa ra các yêu sách và vạch trần các âm mưu của chính phủ. Bà quay sang phái và ở trong phái này đến năm 1915.
Cuối năm 1908, sau 3 tháng lẩn trốn sự truy bắt của cảnh sát do cổ xúy cho quyền của Phần Lan được nổi dậy vũ trang chống lại Đế chế Nga, Alexandra Kollontai bị buộc phải lưu vong sang Đức.
Cho đến năm 1917, bà liên tục ở hải ngoại, mặc dù nhiều tác phẩm của bà được xuất bản ở Nga.
Là một diễn giả xuất sắc thành thạo đồng thời vài ngôn ngữ, Kollontai trở thành một nhà hoạt động nổi tiếng trên thế giới của Đảng Dân chủ Xã hội Đức, có nhiều chuyến công tác sang Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Bỉ, và Thụy Sĩ trong thời kỳ trước Thế chiến 1.
Thúc đẩy phong trào phụ nữ
Kollontai đồng thời xúc tiến thúc đẩy ý tưởng tạo dựng một phong trào nữ công nhân cụ thể.
Vào năm 1913, các nhà hoạt động nữ Bolshevik Konkordia Samoilova, Inessa Armand and Nadezhda Krupskaya cho ra một tờ báo hướng tới đối tượng công nhân nữ, mang tên Rabotnitsa (Nữ Công nhân). Các vị này đã mời Kollontai làm cộng tác viên cho tờ báo. Khỏi phải nói, Kollontai hưởng ứng rất nhiệt tình.
Năm 1915, Kollontai quay lại hàng ngũ Bolshevik do tin rằng Vladimir Lenin là lãnh tụ Nga duy nhất quyết tâm chống lại Thế chiến thứ 1 – một cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa các nước đế quốc.
Bà Kollontai trong giai đoạn sau. Ảnh: Allposters. |
Bà là một trong những người tổ chức chính của Hội nghị Zimmerwald của các đảng phản chiến, diễn ra vào năm 1915. Cuốn sách nhỏ “Ai cần chiến tranh?” hướng tới độc giả là binh sĩ ngoài mặt trận đã được dịch sang vài ngôn ngữ trong khi tác giả cuốn sách bị tống giam do hoạt động tuyên truyền chống chiến tranh. Sau khi được phóng thích, bà lại ngược xuôi khắp châu Âu, Scandinavia, và Mỹ, thuyết trình bằng 4 ngôn ngữ chống lại tình trạng tàn sát lẫn nhau trong Thế chiến 1 và thể hiện sự ủng hộ dành cho phái tả.
Những năm tiếp theo là những năm đầy sôi nổi trong cuộc đời cách mạng của Kollontai. Vào thời điểm xảy ra cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga tháng Hai 1917, Kollontai đã là một học trò tận tụy của Lenin - lãnh tụ giai cấp vô sản thế giới. Bà tham gia cuộc đấu tranh cho một chính sách rõ ràng tẩy chay Chính phủ Tư sản Lâm thời – một chính phủ muốn ngoi lên cai quản nước Nga sau khi Sa hoàng Nicholas II thoái vị vào tháng 3/1917.
Tại một cuộc họp của những người dân chủ xã hội vào ngày 4/4, bà là người duy nhất ngoài Lenin ủng hộ chủ trương “Tất cả chính quyền về tay ”. Bà được bầu làm ủy viên ban chấp hành Xô viết Petrograd. (Năm 1914, Saint Petersburg được đổi lại thành Petrograd vì người ta nghĩ rằng cái tên Saint Petersburg nghe “Đức quá” trong bối cảnh Nga đang giao chiến với Đức.) Bà được bầu vào Xô viết này với tư cách là đại biểu một đơn vị quân đội sau khi nổi danh với tài diễn thuyết.
Trong quãng thời gian còn lại của năm 1917, Kollontai là người liên tục cổ xúy cho cách mạng bằng cách diễn thuyết, viết tờ rơi, và biên tập bài vở tại báo Rabotnitsa (Nữ Công nhân). Vào tháng 6, bà được bầu làm đại biểu Nga dự Đại học thứ IX của Đảng Dân chủ Xã hội Phần Lan và sau đó báo cáo trở lại Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ 1 về vấn đề dân tộc và Phần Lan.
Trong thời kỳ này, bà tham gia cùng các nhà hoạt động nữ khác để hối thúc những người và các công đoàn hãy chú ý hơn nữa tới công nhân nữ. Bà cũng hỗ trợ việc tổ chức một cuộc đình công của công nhân giặt là trên toàn thành phố Petrograd. Bà bị Chính phủ Tư sản Lâm thời bắt giam một thời gian ngắn rồi nhận được sự bảo lãnh của một số trí thức Nga, bao gồm nhà văn Maxim Gorky.
Đến tháng 10/1917, Kollontai tích cực ủng hộ quyết định của phái Bolshevik tiến hành khởi nghĩa vũ trang lật đổ chính phủ tư sản. Bản thân bà tích cực tham gia vào cuộc khởi nghĩa này.
Tại Đại hội Đại biểu Xô viết lần thứ 2, bà được bầu làm Dân ủy (tương đương bộ trưởng) phụ trách Phúc lợi xã hội trong chính quyền Xô viết mới.
Tại trụ sở Bộ Phúc lợi Xã hội, bà được “đón chào” bằng một cuộc đình công (của các nhân viên chế độ cũ – ND).
Tác giả Mỹ John Reed đã viết trong cuốn “Mười ngày rung chuyển thế giới” mô tả lại điều này: “Với dòng lệ chảy dài trên má, Kollontai ra lệnh bắt những người đình công và tịch thu chìa khóa văn phòng và két sắt. Tuy nhiên khi có được chìa khóa thì lại phát hiện ra rằng cựu Bộ trưởng của chính phủ tư sản lâm thời, Bá tước Panina, đã cao chạy xa bay cùng với tất cả ngân quỹ”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào