Kỳ bí sự tích ra đời của loài cây máu rồng
Cây máu rồng tương truyền ra đời từ cuộc đại chiến giữa rồng và voi, thậm chí còn có người cho rằng đây là loài cây có liên quan tới con rồng Ladon thời cổ đại có một trăm cái đầu và nói được rất nhiều tiếng khác nhau.
Hé lộ sự tích trăm lần Trư Bát Giới đòi bỏ về nhà / Sự tích ra đời đầy 'khổ sở' của nhạc Tây Du Ký
Cây máu rồng (Dragon’s Blood tree) từ xa
xưa đã được những người sinh sống và làm việc ở xung quanh loài cây này
yêu thích bởi có một hình dạng bề ngoài rất lạ lẫm. Những cũng chính bởi
sự kỳ lạ mà không ngạc nhiên gì khi loài cây này được gắn với rất nhiều
phép ma thuật, truyện kể dân gian và truyền thuyết cổ xưa.
Trong thực tế, cây máu rồng có
tên khoa học là Dracaena cinnabari là một thành viên của gia đình cây Dracaena.
Cây nở hoa vào tháng 2, với những nhánh hoa nhỏ màu trắng hoặc màu xanh.
Phải mất 5 tháng sau đó hoa mới
hình thành quả. Loại quả này nhỏ, chuyển màu từ xanh lá cây qua màu đen rồi mới
đến màu đỏ-vàng khi chín.
Tán lá cây rậm và tạo thành hình
như một chiếc ô khổng lồ.
Nhựa của cây có màu đỏ như màu
máu.
Cây máu rồng lớn chậm, có thể cao tới 10 mét và tuổi thọ lên đến 650 năm.
Loài cây này sinh trưởng tại đảo
Socotra, Yemen ở phía Đông của vùng sừng châu Phi thuộc Ấn Độ Dương.
D. Cinnabari có khả năng thích nghi cao, sống trong cả điều kiện khắc nghiệt, khô khan và lớp đất mỏng. Các hạt mưa và sương vào buổi sáng thường được ngưng tụ lại trên sáp lá sau đó được chảy xuống các cành cây và thân cây rồi đến dễ dưới cây. Chính cơ chế đó cho phép cây máu rồng sống sót rất cao.
Hơn nữa vỏ thân cây rất dày, tán
lá lại cung cấp bóng mát đáng kể làm giảm nước ở xung quanh thân cây và rễ cây
bị bốc hơi. Các tán lá rộng cũng cho phép cây máu rồng bảo vệ các cây con bị
chết do ánh nắng gay gắt của mặt trời.
Có rất nhiều truyền thuyết kỳ bí
về sự ra đời của loài cây kỳ lạ bậc nhất hành tinh này. Có truyền thuyết cho
rằng D. Cinnabari lớn lên từ máu trên mặt đất sau một cuộc đại chiến giữa một
con rồng và một con voi, khiến cho rồng bị thương và đổ máu. Truyền thuyết khác
lại cho rằng D. cinnabari liên quan tới con rồng Ladon thời cổ đại có một trăm
cái đầu và nói rất nhiều tiếng khác nhau. Sau đó đã bị Hercules giết chết bằng
mũi tên vàng. Máu của Ladon đã tạo ra cây máu rồng ngày nay.
Các nhà khoa học lại tin, do nhựa cây máu rồng có màu và mùi như máu nên dân gian mới gọi đó là cây máu rồng. Hiện nhựa từ cây này có giá trị về mặt y học, thậm chí còn được dùng để tạo ra sơn và mỹ phẩm. Tuy nhiên tình trạng khai thác quá mức đang khiến loài cây kì bí này rơi vào thảm họa tuyệt chủng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
CLIP: Rồng Komodo hạ gục trâu chỉ với một cú cắn chí mạng
Kỳ lạ Bộ tộc đã sống dưới nước hơn 15.000 năm, phổi và lá lách to hơn người bình thường
CLIP: Chú chó "nhận bài học đắt giá" khi tấn công nhím
Cung điện 'siêu to khổng lồ' của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến thích khách khiếp vía?
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Cột tin quảng cáo