Sự tích ra đời đầy 'khổ sở' của nhạc Tây Du Ký
Những sự thật 'kinh hoàng' về tàu Titanic huyền thoại / Sài Gòn năm 1966 đẹp 'mê mẩn' trong ảnh của Mikey Walters
![Hứa Kính Thanh (thứ hai từ trái qua) chụng chung cùng đạo diễn Dương Khiết (áo đen), Lục Tiểu Linh Đồng (ngoài cùng bên trái) và Trì Trọng Thụy (phải). Hứa Kính Thanh (thứ hai từ trái qua) chụng chung cùng đạo diễn Dương Khiết (áo đen), Lục Tiểu Linh Đồng (ngoài cùng bên trái) và Trì Trọng Thụy (phải).](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2020/02/08/5c58a.jpg?format=webp)
![Nhạc sĩ lão làng Diêm Túc là người đặt lời cho ca khúc chủ đề của Tây Du Ký, dựa trên phần nhạc của Hứa Kính Thanh. Nhạc sĩ lão làng Diêm Túc là người đặt lời cho ca khúc chủ đề của Tây Du Ký, dựa trên phần nhạc của Hứa Kính Thanh.](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2020/02/08/hinh-2.jpg?format=webp)
![Tây Du Ký không chỉ ca ngợi về nhân vật Tôn Ngộ Không đơn thuần. Tây Du Ký không chỉ ca ngợi về nhân vật Tôn Ngộ Không đơn thuần.](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2020/02/08/hinh-3.jpg?format=webp)
![Tây Du Ký cón khắc họa nỗi gian truân của bốn thầy trò trên đường đi thỉnh kinh. Tây Du Ký cón khắc họa nỗi gian truân của bốn thầy trò trên đường đi thỉnh kinh.](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2020/02/08/hinh-4.jpg?format=webp)
![Cảnh Hầu Thiên Khuyển của Nhị Lang Thần đuổi bắt Ngộ Không được lồng phần nhạc có âm hưởng của nhạc rock. Cảnh Hầu Thiên Khuyển của Nhị Lang Thần đuổi bắt Ngộ Không được lồng phần nhạc có âm hưởng của nhạc rock.](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2020/02/08/hinh-5.jpg?format=webp)
Theo ý nghĩa Dương Khiết đưa ra, chỉ cần thấy thích hợp thì nhạc cụ gì, thể loại nhạc nào đều không còn ý nghĩa gì. "Chúng tôi không phải là bảo thủ khư khư tự trói mình vào cột. Còn về ca khúc chủ đề phim, tôi cho rằng hiện tại sau khi đã nghe qua vài ca khúc, chỉ có bài Xin hỏi đường ở nơi đâu là hay và phù hợp nhất. Nếu thấy cách hát còn phổ biến và chưa đạt thì chúng tôi sẽ sửa lại cách hát. Còn nếu có một ca khúc khác tốt hơn thì tất nhiên sẽ đổi, nhưng đến giờ tôi vẫn chưa thấy ca khúc nào được như vậy cả", đạo diễn Dương nhận định trong thư.
Về việc cho đổi phần nhạc, Dương Khiết cho rằng không thể thực hiện việc này. Bởi nhạc của Hứa Kính Thanh không có sự trầm lặng tang tóc mà hào sảng, sôi động và dũng cảm. Cho dù tên tuổi của Kính Thanh chưa thực sự nổi tiếng nhưng điều này không có liên quan. Điều Dương Khiết muốn không phải là tên tuổi của nhạc sĩ mà chính là sáng tác nhạc và ca khúc của Kính Thanh.
![Nhạc sĩ Hứa Kính Thanh (phải) chụp ảnh cùng nghệ sĩ Diêm Hoài Lễ (vai Sa Tăng). Nhạc sĩ Hứa Kính Thanh (phải) chụp ảnh cùng nghệ sĩ Diêm Hoài Lễ (vai Sa Tăng).](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2020/02/08/hinh-7.jpg?format=webp)
Cuối cùng, Dương Khiết nhấn mạnh một điểm:"Tôi là đạo diễn của phim Tây Du Ký, vì vậy tôi có trách nhiệm đối với phần nghệ thuật của toàn bộ phim. Lãnh đạo đã giao phó trách nhiệm cho tôi coi như đã tin tưởng tôi là người có khả năng hoàn thành tốt bộ phim này. Do đó, mọi việc hiện giờ đều do tôi toàn quyền gánh vác, mong mọi người không nên can dự. Nếu cảm thấy không hài lòng, đợi sau khi phim hoàn thành, khi đó có thay hết chúng tôi cũng không ý kiến gì".
Nội dung thư Dương Khiết viết có ý khẳng định và tự quyết chứ không hề dùng những từ mang tính tham khảo, lựa chọn hay có vấn đề gì về ngữ nghĩa, câu chữ. Thư sau đó Dương Khiết giao cho Vương Văn Hoa và Hứa Kính Thanh mang về đưa tận tay cho giám đốc Vương Phong. Trong lòng đạo diễn Dương cũng tin tưởng sau khi đọc xong thư họ nhất định sẽ cảm thấy không vừa lòng. Dương Khiết nghĩ rất có thể sẽ có người chửi, nhưng dù sao thì bà cũng phải kiên trì bảo vệ cho phần âm nhạc và ca khúc chủ đề đến cùng.
Tháng 10/1986, đoàn phim hoàn thành quay xong và lên đường từ Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây trở về Bắc Kinh để thực hiện phần quay nội cảnh. Một hôm, Dương Khiết đến đài Trung ương để báo cáo tình hình công việc. Khi gặp giám đốc đài Vương Phong thì thấy ông cười gượng hỏi: “Cô Dương Khiết, làm sao ý kiến của chúng tôi đều không có tác dụng gì nghĩa là sao?”. Dương Khiết cũng cảm thấy khó nói và trả lời: “Bác là sếp, ý kiến của bác em nghe hay không nghe đây? Nghe theo thì em không thể, còn không nghe thì chắc chắn sẽ làm bác không vui. Dù thế nào đi nữa thì em cũng bảo vệ ý kiến của mình”. Lúc này giám đốc Vương chỉ biết lắc đầu và đi tiếp, ngay cả nụ cười ban đầu cũng tắt lịm từ lúc nào.
![Ngộ Không bị nhốt dưới núi Ngũ Hành Sơn. Ngộ Không bị nhốt dưới núi Ngũ Hành Sơn.](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2020/02/08/hinh-cuoi.jpg?format=webp)
Về sau Dương Khiết đã điều chỉnh lại phần nhạc và phát hiện ra, người thể hiện ca khúc Xin hỏi đường ở nơi đâu ban đầu là do Trương Bạo Mặc hát, anh này thể hiện có phần nghe hơi tự tình, tự sự, có phần mềm yếu. Khi thay đổi thì sẽ đổi sang cách hát mang tính dân tộc. Dương Khiết vốn rất thích những ca khúc mà nam danh ca Tưởng Đại Vy từng hát như Bài ca mẫu đơn hay Nơi nào đào nở rộ. Vì vậy bà liền yêu cầu Hứa Kính Thanh mời Tưởng Đại Vy tới thể hiện ca khúc chủ đề cho Tây Du Ký, như vậy mới góp phần làm tăng tính hào sảng cho ca khúc. Còn trong ca khúc Anh ấy muốn làm một ngọn cỏ trong cảnh Ngộ Không bị giam dưới núi Ngũ Hành, Dương Khiết đã phải yêu cầu Hứa Kính Thanh hòa âm cho mềm mại và trầm xuống một chút, hơn nữa cho mời nam ca sĩ Úc Quân Kiếm thể hiện sẽ phù hợp hơn.
Sau này, Dương Khiết còn được biết một số lãnh đạo đài cũng có nhiều ý kiến khác nhau về phần âm nhạc trong phim. Đặc biệt là ý kiến của lãnh đạo đài Đới Lâm Phong còn yêu cầu sử dụng ca khúc ban đầu định sử dụng là Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không, trong khi phó giám đốc đài Nguyễn Nhược Lâm thì chủ trương dùng ca khúc Xin hỏi đường ở nơi đâu, với lý do đưa ra là, nội dung tư tưởng cốt yếu của Tây Du Ký không chỉ ca ngợi mỗi Tôn Ngộ Không, mà còn thể hiện chặng đường đi lấy kinh của cả bốn thầy trò, không đạt được mục đích cũng không đánh mất lòng tin. Như vậy là ý kiến của phó đài Nguyễn tán thành cách làm của Dương Khiết.
Ngày mồng một Tết 1988, đoàn phim Tây Du Ký tổ chức gặp gỡ người hâm mộ toàn quốc trong chương trình Tề Thiên Lạc. Tại sự kiện này, khán giả đều hết sức ủng hộ ca khúc chủ đề, đặc biệt là khi mọi người ai nấy đều hát vang hai câu cuối bài hát “Xin hỏi đường ở nơi đâu, đường ở ngay dưới chân ta....”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nơi đầu tiên ở Việt Nam có điện: Không phải Hà Nội hay Sài Gòn, nay là thành phố lớn thứ 3 cả nước
Ở miền Bắc có một loại củ có cái tên 'chẳng giống ai', xưa dùng để 'cứu đói' nay thành đặc sản 250 nghìn đồng/kg
Loài động vật với khả năng giao phối liên tục đến 8 giờ khiến giới khoa học sửng sốt
Cá mập bị cắt vây có thể sống được bao lâu sau khi trở lại biển?
Trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn và lơ lửng trong vũ trụ, nếu trái đất rơi thì nó sẽ rơi ở đâu?
CLIP: Báo hoa mai và linh cẩu 'bắt tay hợp tác', tóm gọn lợn rừng nhưng màn ăn chia sau đó mới gây chú ý