Kỳ lạ bộ tộc không thích văn minh, ăn lông ở lỗ như thời tiền sử
Cách kiểm tra trinh tiết nam giới có "1-0-2" ở bộ tộc 'thiên đường' / Điểm danh các bộ tộc kỳ lạ nhất thế giới vẫn còn tồn tại
Tin tức trên Infonet, tại miền trung Tanzania, có bộ tộc Hadza, sống bên hồ Eyasi, vẫn giữ thói quen sinh hoạt lạc hậu như 10 ngàn năm qua. Suốt hơn 10.000 năm qua họ vẫn giữ thói quen 'ăn nhờ ở đợ' vào 'mẹ trái đất'.
Họ không trồng trọt, chăn nuôi, mà sống hoàn toàn phụ thuộc vào rừng, giống như cách mà tổ tiên của họ vẫn sống.Số dân của bộ tộc chỉ khoảng 1.200 người. Họ giữ thói quen sống du mục, không chọn nơi ở cố định. Nơi trú mưa trú nắng của tộc người này vẫn là những hang đá hoặc những túp lều cỏ.
Bộ tộc Hadzaại sống tại miền trung TanzaniaCó lẽ đây là tộc người duy nhất trên trái đất gần như không có đời sống tâm linh. Họ không có tín ngưỡng tôn giáo, không thờ phụng thần linh và đặc biệt là không có người đứng đầu bộ tộc.
Từng nhóm người sống với nhau và quan hệ tình dục tự do. Những người phụ nữ của bộ tộc thường sinh con với nhiều người đàn ông khác nhau. Ngay cả phụ nữ cũng không thể phân biệt ai là bố của những đứa trẻ. Tuy nhiên, điều đó chẳng quan trọng gì với họ.
Phụ nữ và đàn ông của bộ tộc gần như không có ràng buộc về hôn nhân. Nếu cảm thấy thích nhau họ sẽ tự do đến sống với nhau mà không có bất cứ nghi lễ cưới hỏi nào. Người Hadza không có khái niệm về xấu - đẹp ở hình thức bên ngoài, mà họ hấp dẫn nhau và tìm bạn tình qua giọng nói.
Những chiếc áo lông của loài khỉ đầu chó là trang phục yêu thích của tộc người này. Thức ăn của người Hadza hàng ngày là thịt chim trời, linh dương, khỉ đầu chó, trâu rừng và các loài thú sống trong rừng. Người Hadza không có thói quen tích trữ lương thực. Mỗi khi săn bắn được thú, họ chia hết cho mọi người và cùng ăn hết trong ngày.
Họ sống bằng cách săn bắt, hái lượm
Người Hadza gần như không tiếp xúc với thế giới hiện đại, nhưng họ cũng biết loài người ngoài kia đã sử dụng những dụng cụ hiện đại để tạo lửa. Nhưng điều lạ lùng ở chỗ họ không thích sử dụng phương tiện hiện đại mà vẫn kiên trì ngồi cả ngày dùng đá đánh lửa, nướng chín thức ăn như thời ăn lông ở lỗ.
Mỗi khi khát họ thường tìm ra các con sông, hồ để uống. Cái cách mà họ uống nước cũng không khác cách mà những con vật uống. Họ cúi gập người, úp mặt vào dòng nước mát say sưa hút nước như thời sơ khai của loài người.
Họ dùng ngôn ngữ riêng để giao tiếp với nhau
Họ giao tiếp với nhau bằng thứ ngôn ngữ riêng và hiện vẫn còn là điều bí ẩn với các nhà khoa học. Chính phủ Tanzania đã tìm cách bảo vệ và tránh nguy cơ tuyệt chủng cho bộ tộc này bằng cách xây nhà cho họ và hướng họ đến lối sống văn minh, song mọi lỗ lực thay đổi quan niệm sống của bộ tộc này đều vô dụng.
Ngoài bộ tộc này ra, trên thế giới có rất nhiều bộ tộc với những tập tục kỳ lạ có một không hai. Mới đây, Dân Trí có đưa tin về một bộ tộc nguyên thủy sống bằng nghề săn cá sấu hàng chục ngàn năm. Bộ tộc Yolngurong sinh sống trong những khu rừng rậm vùng Arnhem Land thuộc phía Bắc Australia. Trên tổng diện tích khoảng 97.000m2, dân số người Yolngu vào khoảng 16.000 người.
Họ là những người bản địa đầu tiên xuất hiện trên lãnh thổ châu Úc trong khoảng 40.000 tới 60.000 năm trước. Trải qua hàng chục ngàn năm nhưng phương thức sống của bộ tộc người Yolngu gần như không đổi. Họ vẫn sống như người nguyên thủy với hình thức săn bắt và hái lượm. Trong đó, một trong những nghề chính của họ là săn bắt cá sấu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…