Kỳ lạ cá sấu không hề có sự thay đổi đáng kể trong vòng 200 triệu năm qua
Khoảnh khắc cá sấu cắn chết cá mập bò chỉ bằng một phát ngoạm / Cận cảnh trăn khổng lồ siết chết rồi xơi tái cá sấu nước ngọt
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học từ Vương Quốc Anh đã đi tìm hiểu tại sao "hóa thạch sống" hay cá sấu hiện nay vẫn giữ được vẻ ngoài không thay đổi kể từ thời kỳ hoàng kim của loài khủng long. Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã sử dụng "mô hình tiến hóa nâng cao" để chỉ ra lý do tại sao lại có một loài động vật vẫn giữ được hình dạng giống hệt kể từ sau vụ tuyệt chủng hàng loạt giữa kỹ Trias và kỷ Jura.
Chia sẻ với trang The Conversation, người thực hiện nghiên cứu chính Max Stockdale đến từ Đại học Bristol giải thích: " Họ hàng của cá sấu đã tồn tại từ rất lâu. Hóa thạch của chúng đã được tìm thấy trong đá từ đầu kỷ Jura và có niên đại khoảng 200 triệu năm tuổi. Lạ lùng hơn nữa, những con cá sấu từ thời khủng long này vẫn trông giống những con các sấu ngày nay".
Cá sấu không thay đổi hình dáng trong suốt 200 triệu năm qua (Ảnh: Popular Mechanics)
Để nghiên cứu sâu hơn về sự tiến hóa của loài cá sấu ngày nay, các nhà nghiên cứu đã đưa một lượng lớn dữ liệu tiến hóa vào một mô hình toán học mới. Họ phát hiện ra rằng những con cá sấu, trong đó có 25 loài rất giống nhau đã tiến hóa theo một hình dạng tổng thể được gọi là "trạng thái cân bằng đứt quãng". Loài cá sấu thời mới bắt đầu phát triển có thân hình khá to lớn. Tuy nhiên trong suốt 200 triệu năm, những con cá sấu đã tiến hóa chậm hơn, chậm đến mức nhìn chúng không có quá nhiều điểm khác biệt so với những con cá sấu cách đây 200 triệu năm trước.
Một sự trùng hợp khá thú vị là các loài tiến hóa chậm hơn rất biết cách "quy tụ" những phẩm chất tốt nhất để chúng có thể tồn tại được trong điều kiện sinh trưởng. Tương đồng với bọ rùa hoặc gián, cá sấu có những đặc điểm giống với những sinh vật ái cực, tức chúng có thể tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt nhất, ví dụ như việc chúng có thể nhịn đói trong một khoảng thời gian dài. Các nhà khoa học cho biết trạng thái cân bằng đứt quãng xuất hiện nhiều hơn ở những sinh vật phải chịu áp lực lớn từ môi trường, đặc biệt là sau vụ tuyệt chủng hàng loạt.
Về cơ bản khi Trái Đất đột nhiên không còn sự sống và khi xuất hiện một loại khí hậu hoặc môi trường mới, đây chính là thời điểm thích hợp để các cá thể đột biến có thể sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Những con cá sấu đã trải qua rất nhiều biến cố của Trái Đất để tồn tại cho đến ngày hôm nay. Các nhà khoa học cho rằng, mô hình cân bằng đứt quãng tương tự có thể thấy trên hóa thạch sống của loài rùa.
Việc tìm hiểu được những loài động vật nào đang sống và có ngoại hình không có nhiều thay đổi hay những loài động vật nào đã bị tuyệt chủng sẽ giúp các nhà khoa học có thể tìm hiểu sâu hơn về lịch sử tiến hóa của Trái Đất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang nghỉ trưa, báo đốm bị sư tử đực 'ghé thăm' và cái kết bất ngờ
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Hé lộ lời tiên tri của Gia Cát Lượng về Võ Tắc Thiên, cả thế giới 'sốc' khi biết được mối quan hệ hai người
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
CLIP: Voi nghĩa hiệp cứu tê giác khỏi nanh vuốt của sư sử nhưng nhìn lại cái kết mới 'sốc'