Kỳ lạ hành tinh giống… quả trứng bắc thảo trôi giữa trời
CLIP: Chú hà mã con thoát chết thần kỳ dưới sự truy sát của voi đực "điên cuồng" / Bí ẩn ‘chuyến tàu ma’ tái xuất sau 58 năm biến mất, nhìn bên trong con tàu ai cũng phải ngỡ ngàng
Nằm cách Trái Đất 200 năm ánh sáng, hành tinh WASP-107b từ lâu đã nổi tiếng với trạng thái "kẹo bông", tức sở hữu một bầu khí quyển sưng phồng do nằm quá gần sao mẹ, dẫn đến khối lượng quá thấp so với kích thước.
Giờ đây, một phân tích mới tiếp tục tiết lộ sự độc đáo của hành tinh này: Nó có bầu khí quyển bất đối xứng.
Trong hình ảnh đồ họa được các nhà khoa học cung cấp - sẽ là hình ảnh thực nếu chúng ta có thể phóng to những gì quan sát được lên nhiều lần - WASP-107b giống như một quả trứng bắc thảo trôi ngang sao mẹ, với lõi đặc và các lớp trong mờ bất đối xứng bao quanh.
Hành tinh WASP-107b giống như một quả trứng bắc thảo trôi ngang ngôi sao mẹ theo góc nhìn từ Trái Đất - Ảnh đồ họa: NASA/ESA/M. Kornmesser
"Đây là lần đầu tiên sự bất đối xứng Đông - Tây của một ngoại hành tinh được quan sát thấy khi nó di chuyển qua sao mẹ, từ không gian" - nhà thiên văn học Matthew Murphy từ Đại học Arizona (Mỹ) cho biết.
Chúng ta đã biết một chút về những gì có trong bầu khí quyển của ngoại hành tinh kỳ lạ này.
Các phân tích trước đó dựa trên dữ liệu từ kính viễn vọng không gian James Webb cho thấy nó sở hữu một bầu trời đầy lưu huỳnh dioxide, hơi nước, carbon dioxide, carbon monoxide và các đám mây cát.
TS Murphy và các đồng nghiệp muốn tiến xa hơn nữa. Sử dụng các kỹ thuật phân tích mới, họ nhận thấy phải có sự khác biệt trong thành phần khí quyển giữa bán cầu Đông và Tây của hành tinh, theo bài công bố trên tạp chí khoa họcNature Astronomy.
Các nhà khoa học đã từng xác định được sự bất đối xứng trong bầu khí quyển của các ngoại hành tinh trước đây, dù chưa phải qua cái nhìn trực tiếp như lần này.
Ở các ngoại hành tinh cực nóng, người ta cho rằng nguyên nhân là do bầu khí quyển quay quanh hành tinh.
Khi đạt đến ranh giới rạng đông, nó nóng lên; khi đạt đến ranh giới hoàng hôn, nó nguội đi, ngưng tụ và thậm chí có thể có mưa.
Nhưng WASP-107b đã đem đến đột phá mới.
Không chỉ sự khác biệt về nhiệt độ ở hai bên của ngoại hành tinh, với buổi sáng mát hơn buổi tối, mà còn có sự khác biệt nhỏ về độ mờ của mây.
Điều này thật hấp dẫn, vì các mô hình cho thấy WASP-107b không nên có sự bất đối xứng như vậy.
Mặc dù sự khác biệt về thành phần hóa học là giả thuyết hợp lý nhất, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể chỉ ra cụ thể liệu bầu khí quyển ở nửa Đông có các hợp chất gì mà nửa Tây không có hay ngược lại.
Họ hy vọng có thể trả lời câu hỏi đó bằng nhiều giờ quan sát hơn nữa.
WASP-107b thuộc nhóm hành tinh khí khổng lồ, kích thước gần bằng với Sao Mộc của hệ Mặt Trời, nhưng khối lượng chỉ khoảng 10% Sao Mộc, tức nặng gấp 31,8 lần Trái Đất.
Nó đang quay quanh ngôi sao lùn cam WASP-107 với chu kỳ quỹ đạo chỉ 5,7 ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng khoảnh khắc đại bàng sà xuống bắt trẻ em và màn giải cứu đầy kịch tính
CLIP: Thấy con gái bị chó Becgie tấn công, cha lao ra giải cứu và cái kết
CLIP: Đi săn kỳ đà, đại bàng từ kẻ đi săn biến thành con mồi
Nghiên cứu mới phát hiện việc đi bộ hàng ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư
CLIP: Sư tử đực lao vào “giải cứu mỹ nhân”, đàn linh cẩu tháo chạy tán loạn
CLIP: Người đàn ông đóng giả gấu để dọa gấu đen rồi nhận lại cái kết không ai ngờ tới