Kỳ lạ những chú khỉ "mặt đỏ" ngâm mình trong nước để... tránh rét
Về Mường So ăn đặc sản… lá ngón / Những căn phòng bí ẩn bên trong các công trình nổi tiếng thế giới
Các nhà nghiên cứu tiết lộ, không chỉ leo trèo giỏi, loài khỉ này còn có khả năng bơi lội rất tốt và có thể chịu đựng được điều kiện lạnh giá tới... âm 20 ºC.
Khả năng chịu lạnh tốt là thế nhưng những chú khỉ này lại chỉ thích tắm nước nóng. Công viên khỉ Jogokudani gần Nagano, Nhật Bản được biết đến là nơi có số lượng khỉ tuyết lớn nhất, chúng thường ngồi cả ngày trong những bồn tắm nước nóng tự nhiên ấm áp có vách đá bao quanh.
Vừa đam mê tắm nước nóng, các chú khỉ tuyết còn rất dễ tính bởi loài khỉ này có thể ăn bất cứ thứ gì, từ hoa quả đến côn trùng, thậm chí là rễ cây, trứng chim, và đôi khi còn là cả cát.
Khỉ tuyết rất thông minh. Vào những năm 80, nhà nghiên cứu linh trưởng học Toshisada Nishida đã quan sát nếp sống của loài khỉ tuyết và phát hiện ra rằng một chú khỉ cái thuộc giống khỉ tuyết có thói quen rửa sạch đồ ăn của mình trong nước trước khi ăn. Không chỉ thế, cô khỉ cái có tên Imo còn hướng dẫn việc rửa đồ ăn cho những chú khỉ khác và hành vi này được truyền đi kể cả khi cô khỉ Imo qua đời, chứng tỏ rằng ý thức về việc phát triển một "văn hóa sống" riêng có tồn tại trong môi trường của những chú khỉ tuyết.
Khỉ tuyết sống thành những bầy đàn lớn có tổ chức và phân cấp với quy mô có thể lên tới hàng trăm con. Mỗi đàn khỉ đều có một khỉ đực và khỉ cái đầu đàn. Nếu như khỉ đực đầu đàn thiết lập sự thống trị bằng cách chứng minh sức mạnh về thể chất và khả năng tìm kiếm thức ăn cho cả nhóm thì khỉ cái đầu đàn lại duy trì vị trí của mình theo cách thừa kế truyền từ đời mẹ sang đời con hoặc giữa những chú khỉ có cùng "huyết thống". Vì thế nên khỉ tuyết được đánh giá là sống theo chế độ mẫu hệ.
Đáng yêu là vậy nhưng một báo cáo của DPIPWE năm 2011 lại công bố rằng loài khủ này có khả năng gây tổn hại lớn đến cây trồng và cơ sở hạ tầng nhật bản với con số lên tới 15.4 triệu USD. Vì thế có lẽ việc thu hút các chú khỉ đến bồn nước nóng tự nhiên quanh năm lại là một lựa chọn tốt giúp hạn chế khả năng "phá hại mùa màng" của loài khỉ này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất