Kỹ nữ khiến hoàng đế Trung Hoa mê đắm, trở thành hoàng hậu thâu tóm mọi quyền hành
Những hoàng hậu gian trá, dâm loạn bậc nhất Trung Hoa / Hoàng hậu tàn ác nhất La Mã: Giết 2 chồng bằng nấm độc
Ảnh minh họa phim truyền hình Trung Quốc.
Hiến Minh Túc Lưu Hoàng hậu hay còn gọi là Lưu Nga (968-1033) là hoàng hậu thứ hai của Tống Chân Tông Triệu Hằng và là mẹ của Tống Nhân Tông Triệu Trinh.
Bà nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa vì xuất thân là thường dân, lại từng có một đời chồng, từng bước trở thành hoàng hậu nhà Tống, sau này can thiệp vào triều chính vì hoàng đế còn nhỏ tuổi. Sử sách đánh giá bà có nhiều tài năng, vượt qua khuôn phép đương thời, thậm chí còn được so sánh với Võ Tắc Thiên – nữ hoàng đế uy nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Từng là kỹ nữ, có một đời chồng
Thông thường, những phi tần may mắn được phong làm hoàng hậu thường là những cô gái xinh đẹp tuyệt trần, hiền dịu nết na, nhưng có một hoàng hậu thời nhà Tống lại vượt ra khỏi những phép tắc bình thường. Đó là hoàng hậu Lưu Nga của hoàng đế Tống Chân Tông.
Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Lưu Nga lưu lạc khắp nơi và trở thành vợ bé của một thợ kim hoàn tên là Cung Mỹ. Với tài nghệ của mình, Cung Mỹ dần dần trở nên nổi tiếng trong kinh thành.Ngày ngày, Cung Mỹ làm thợ bạc kiếm sống qua ngày, còn Lưu Nga trở thành kỹ nữ chuyên ca hát mua vui.
Nhà Tống lúc bấy giờ do Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa nắm quyền, con trai Tống Chân Tông Triệu Hằng được phong là Tương vương.
Tương vương Triệu Hằng nghe danh Cung Mỹ, liền triệu vào phủ để rèn bạc. Triệu Hằng mê đắm sắc đẹp của Lưu Nga đến mức còn biết ơn CungMỹ, cho cả hai được ở lại trong phủ.
Về câu chuyện này, sử sách Trung Quốc chép rằng, Cung Mỹ đã sắp xếp để Lưu Nga có cơ hội lọt vào mắt xanh vương gia, với hi vọng đổi đời. Để làm được điều này, Cung Mỹ phải giả làm anh trai Lưu Nga.
Sau 5 năm, việc đến tai Tống Thái Tông, hoàng đế nhà Tống ra lệnh cho phu nhân trục xuất Lưu Nga, nhưng con trai Triệu Hằng vẫn lén giấu mỹ nhân trong kinh thành. Theo sử sách, cả hai khi đó đều mới chỉ 20 tuổi.
Năm 983, Tống Thái Tông muốn con trai lập Phan Thị, con gái của khai quốc công thần Phan Mĩ, làm vợ cả. Triệu Hằng miễn cưỡng nghe theo, nhưng vẫn lén lút vụng trộm với Lưu Nga suốt 10 năm sau đó.
Tranh vẽ kỹ nữ Trung Hoa.
6 năm sau, Phan Thị qua đời mà chưa sinh hạ được con nối dõi. Vua Tống Thái Tổtrước khi qua đời yêu cầu con trai lập tiếp Quách Thị làm vợ.
Tống Chân Tông Triệu Hằng lên ngôi năm 997, nghe lệnh cha nhưng vẫn đưa Lưu Nga về cung, đổi họ cho Chương Mỹ thành Lưu Mỹ.
Năm 1007, hoàng hậu Quách Thị bệnh qua đời. Vua Tống Chân Tông muốn lập Lưu Nga làm hoàng hậu nhưng bị triều thần phản đối. Vua phải bày kế với Lưu Mỹ, có con với một cung nữ nhưng tuyên bố là do Lưu Nga sinh hạ, để bà đường đường trở thành hoàng hậu. Lúc này, Lưu Nga đã ngoài 40 tuổi.
Thái hậubuông rèm nhiếp chính
Kể từ khi được phong làm hoàng hậu, bà được vua Tống hết mực yêu quý, thường cho hầu việc phe duyệt tấu chương, bắt đầu can dự vào triều chính, bất chấp sự phản đối của một số đại thần trong triều.
Năm 1019, Tống Chân Tông bệnh thấp khớp, không thể lên triều, chính sự chủ yếu lúc này đều do Lưu hoàng hậu xử lý. Trong giai đoạn này, những đại thần trong triều đứng về phe chống Lưu hoàng hậu đều lần lượt bị thanh trừng, hoặc âm mưu phế bỏ hoàng hậu nhưng thất bại.
Năm 1022, Tống Chân Tông Triệu Hằng qua đời ở tuổi 54, Lưu Nga trở thành hoàng thái hậu, được toàn quyền nhiếp chính. Hoàng đế Tống Nhân Tông Triệu Trinh kế vị khi mới 11 tuổi, nên chưa được quyền quyết định chính sự.
Lưu Thái hậu được đánh giá là người có tài, biết phân biệt phải trái. Khi thấy đại thần từng có công phò tá mình trở nên kiêu ngạo, cố ý làm trái lời thì liền phế bỏ.
Dưới thời Tống Nhân Tông, một vị quan thanh liêm, kiệt xuất nổi tiếng được nhắc đến trong lịch sử Trung Hoa là Bao Công.
Các sử gia Trung Hoa sau này đánh giá hoàng thái hậu Lưu Nga có tài trị quốc sánh ngang với Võ Tắc Thiên, nhưng không có được sự độc đoán và tàn bạo của Lữ hậu.
Trong những năm cuối đời, Lưu thái hậu trở nên tham quyền cố vị. Từng mặc trang phục của hoàng đế bước vào thái miếu. Trước sức ép của quần thần, Lưu thái hậu miễn cưỡng trao trả quyền hành cho hoàng đế Tống Nhân Tông.
Nhưng phải bước sang năm sau, năm 1033, Lưu thái hậu trước lúc lâm chung, dù không thể nói được nữa, bà mới chỉ tayvào y phục của mình, hàm ý trả lại những biểu tượng quyền lực tối cao trong triều cho hoàng đế.
Tháng 10 cùng năm, Tống Nhân Tông đích thân dẫn quần thần làm lễ an táng Lưu Thái hậu tại Vĩnh Định lăng cùng Tống Chân Tông.
Có thể nói, Lưu Nga được coi là một trong những hoàng hậu hiếm hoi trong lịch sử Trung Hoa xuất thân nghèo khó, là kỹ nữ nhưng lại có quãng thời gian buông rèm nhiếp chính.
Trong 11 năm cầm quyền nhà Tống, bà giúp cho Trung Hoa hưng thịnh, đặt nền móng cho thời thịnh trị sau này của triều Tống Nhân Tông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo