Kỳ thú công viên quốc gia
'Kỳ quan thiên nhiên thứ 8': Hồ nước nóng tựa như chốn bồng lai tiên cảnh / Ngôi nhà cây 200 tuổi - ‘công trình’ ma mị của thiên nhiên thu hút du khách
Công viên hay vườn quốc gia, một khu bảo tồn của nhà nước được lập nên để giữ gìn sự đa dạng sinh học, kiến tạo môi trường thuận lợi giúp các loài động vật hoang dã, nhất là sinh vật bên bờ tiệt chủng có chốn nương thân, sinh sôi.
Lớn nhất hiện nay phải kể tới là Công viên quốc gia Đại dương Papahanaumokuakea ở Hawaii (Mỹ). Công viên này có diện tích hơn 1,5 triệu km2.
Lớn thứ hai là công viên quốc gia Northeast Greenland ở Greenland rộng 972 nghìn km2. Lớn thứ ba là công viên Transfrontier Kavango Zamberi thuộc các nước Zambia, Botswana, Namibia, Zimbabwe và Angola, với diện tích gần 520 nghìn km2…
Trước vẻ đẹp phong phú, rực rỡ của thiên nhiên và yêu cầu cấp bách phải thiết lập một hàng rào bảo vệ động thực vật, vào thế kỷ 19 lần đầu tiên người ta đã thành lập một công viên quốc gia là Công viên quốc gia Yellowstone tại Mỹ.
Công viên - được Tổng thống Ulysses S.Grant cho xây dựng vào năm 1872 - tới giờ rộng đến 8.983 km2 gồm nhiều sông, hồ, hẻm núi. Từ năm 2000, nơi đây còn được bổ sung thêm diện tích, trong đó có một số suối địa nhiệt cứ 44 - 125 phút lại trào dâng một lần. Không chỉ nhiều địa mạo hấp dẫn, nó còn có hệ sinh thái mà con người tiếp xúc gần gũi lớn nhất vùng ôn đới.
Tại đây, bạn sẽ gặp 1.700 loài cây, 330 loài chim, hơn 60 loài thú như chó sói, linh miêu, báo, sư tử, gấu đen và xám, do đó mỗi năm thu hút trên 4,1 triệu lượt khách tham quan.
Đến nay, theo tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), trên toàn cầu có tới hơn 4 nghìn công viên quốc gia và nhằm bảo vệ cho khoảng 13% các vùng đất của thế giới.
Bên cạnh những công viên quốc gia lâu đời, các nước luôn có xu hướng kiến tạo những công viên thật sự hoành tráng, ngoài phong cảnh hữu tình là một hệ sinh vật vô cùng phong phú, hội đủ muôn loài có trong khu vực và Trái đất.
Ví dụ như Công viên quốc gia Corcovado của Costa Rica đã được tạp chí National Geographic phong tặng danh hiệu đa dạng nhất về sinh học nhờ nó có cả rừng núi, đầm lầy, đồng cỏ... Những sinh vật nổi tiếng ở đây là loài báo đốm Jaguar, chim đại bàng Harpy, heo vòi Baird, con lười, tê tê, cá sấu, ếch độc…
Công viên quốc gia Galapagos của Ecuador vào năm 1978 còn được công nhận là Di sản thế giới vì cái gì cũng có, đặc biệt là những động vật quý hiếm như giông biển, rùa biển khổng lồ, chim cánh cụt xứ nóng, cốc không biết bay…
Công viên quốc gia rặng san hô Great Barrier (Úc) cũng là một di sản UNESCO và là nhà của hơn 215 loài chim, 1.500 loài cá, nhiều thứ rùa, cá mập, cá đuối và cá voi. Thế nhưng, nhiều người còn chưa biết nó còn có cả cá sấu nước mặn rất to và dữ tợn.
Vừa là vườn quốc gia lâu đời nhất Nam Phi, công viên quốc gia Kruger vừa có số lượng chim, thú, bò sát đứng đầu châu lục. Nơi đây có hơn 3 nghìn sư tử, 17 nghìn ngựa vằn, 5 nghìn hươu cao cổ, 11 nghìn con voi, 6 nghìn tê giác, 3 nghìn hà mã, 27 nghìn con trâu, 1,5 triệu con linh dương… Đa số đều sống trên các đồng cỏ savannah thênh thang.
Bắt đầu hoạt động vào năm 1936 tại bang Uttarakhand, công viên quốc gia Jim Corbett cũng là một công viên lâu đời nhất ở Ấn Độ và có hơn 3/4 diện tích là rừng rậm che chở cho 580 loài chim, 50 loài thú quý giá mà nổi bật là hổ Bengal và voi châu Á.
Nhắc đến công viên quốc gia, còn phải nhắc đến vẻ đẹp lạ lùng, mà thoạt nhìn như những cảnh đẹp "alien" từ trên trời rơi xuống, như Công viên quốc gia Lencois Maranhenses ở bờ biển phía Bắc Brazil.
Đây là một miền đầy cát trắng tựa tuyết trải dài dường như vô tận và luôn được các đoàn làm phim tới để quay phim viễn tưởng. Có diện tích 1.550 km2, song tới 80% đều là những đụn cát hòa với cù lao trong vắt.
Công viên quốc gia Sagarmatha ở trên dãy Himalaya (Nepal) là một khu bảo tồn trong núi, do phần lớn diện tích nằm cao trên 3.000m, chia thành các thung sâu, sông băng và tháp đá. Một sườn của Everest, đỉnh núi cao nhất hành tinh cũng thuộc về công viên này.
Công viên quốc gia Trương Dịch, Cam Túc (Trung Quốc) lại thu hút vì những vân đá rực rỡ như cầu vồng. Nằm dưới chân núi Kỳ Liên, vốn dĩ nó là một dải núi, song qua hàng nghìn năm nước chảy bào mòn đã khiến mặt đất lô xô, ngậm đầy những mảng màu sắc đỏ, cam, vàng, xanh trên nền xám trắng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán