Lã Bố cả đời chưa từng giết danh tướng, vì sao vẫn được xưng tụng là “đệ nhất dũng tướng”?
Sự thật gây 'sốc' về võ công của Lữ Bố / Hé lộ 3 vị tướng 'vô danh' mạnh nhất thời Tam Quốc: Đánh bại Lữ Bố, giết hụt Mã Siêu, đoạt mạng 2 ngũ hổ tướng
Lã Bố được coi là một trong những võ tướng hàng đầu vào cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc. Lã Bố (? – 199), tự Phụng Tiên, là người huyện Cửu Nguyên, quận Ngũ Nguyên, Tịnh Châu. Theo Tam Quốc chí, Lã Bố là võ tướng giỏi cưỡi ngựa, bắn cung và từ khi còn trẻ đã nổi tiếng trong châu nhờ sự dũng mãnh hơn người.
Từ nhỏ, Lã Bố đã là một đứa trẻ có sức mạnh phi thường. Tuy được gia đình cho học cả văn, võ và vẽ tranh, nhưng sở thích lớn nhất của Lã Bố là cung tên, côn quyền… Năm 11 tuổi, Lã Bố đã đánh bại được đại lực sĩ nổi tiếng ở trong dòng tộc. Kể từ đó, Lã Bố trở nên nổi tiếng khắp quận Ngũ Nguyên.
Theo Tam Quốc diễn nghĩa, ngoài võ nghệ, sự dũng mãnh hơn người, Lã Bố còn sở hữu hai báu vật hiếm có trên đời là Phương Thiên Họa Kích và ngựa Xích Thố, chiến mã nổi tiếng với khả năng di chuyển tuyệt vời. Người đương thời có câu "Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố" (tạm dịch là "Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố"). Câu nói này nhằm ca ngợi tài năng của Lã Bố và sự ưu việt của ngựa Xích Thố.
Lã Bố được sử sách mô tả là người có công diệt trừ gian thần Đổng Trác nên được phong tước hiệu Ôn hầu, ban giả tiết và nghi trượng ngang hàng bậc Tam công. Lã Bố cũng tham gia vào cuộc chiến quân phiệt vào cuối thời Đông Hán, tranh chấp với những thế lực chư hầu lân cận khác như Lý Thôi – Quách Dĩ, Tào Tháo, Lưu Bị và Viên Thuật. Tuy nhiên, cuối cùng kết cục là chịu thất bại.
Lã Bố có võ nghệ cao, tài bắn tên thiện xạ và khả năng chiến đấu vô cùng dũng mãnh trên chiến trường. Mỗi trận đấu có sự xuất hiện của Lã Bố đều khiến quân địch khiếp sợ, đặc biệt là trong các trận đơn đả độc đấu.
Vào thời Tam Quốc, trong dân gian có lưu truyền một câu nói nổi tiếng là "Nhất Lã, nhị Triệu, tam Điển Vi, tứ Quan, ngũ Mã, lục Trương Phi". Câu nói này nhằm ca ngợi tài năng và sức mạnh của 6 võ tướng hàng đầu Tam Quốc.
Nếu theo sự sắp xếp của câu nói này, Lã Bố là danh tướng đứng đầu Tam Quốc, người đứng thứ hai là Triệu Vân, tiếp theo lần lượt là Điển Vi, Quan Vũ, Mã Siêu và cuối cùng là Trương Phi.
Vậy, theo câu nói được lưu truyền trong dân gian, Lã Bố là danh tướng số một trong Tam Quốc. Sở dĩ câu nói này nhận định như vậy là do có thể bị ảnh hưởng từ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa. Tài năng và sức mạnh của Lã Bố đã được chứng minh qua nhiều cuộc chiến, đặc biệt là trong các trận đơn đấu với các võ tướng như Trương Phi, Hứa Chử, Điển Vi… và đặc biệt là "tam anh chiến Lã Bố". Trận đấu kinh điển ở Hổ Lao Quan, khi Lã Bố một mình giao chiến với ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi.
Tuy nhiên, trong chính sử, Lã Bố chưa từng giết được một danh tướng nào. Thay vào đó, Lã Bố chỉ từng chém hai tướng là Đinh Nguyên và Đổng Trác. Theo ghi chép trong lịch sử, Lã Bố từng có cơ hội giao đấu với các võ tướng mạnh nhất Tam Quốc như Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử... Nhưng dù đơn đấu hay liên thủ tấn công thì những người này đều không thể đánh bại được Lã Bố.
Vì sao Lã Bố được xưng tụng là chiến tướng đứng đầu Tam Quốc?Ngoài võ nghệ cao, Lã Bố còn khiến tất cả các võ tướng đương thời phải kiềng nể vì khả năng bắn cung vô song. Theo Tam Quốc diễn nghĩa, vào năm 196, khi dẹp Hác Manh, một bộ tướng dưới trướng, Lã Bố đã tra ra được việc người này nghe theo Viên Thuật xúi bẩy. Lúc này, Viên Thuật trở mặt làm thân và xin kết thông gia với Lã Bố.
Khi Viên Thuật thấy Lã Bố ngả theo mình nên sai tướng dưới quyền tấn công Tiểu Bái để tiêu diệt Lưu Bị. Để tránh mang tiếng là thất tín, Lã Bố chỉ mang theo 1000 quân và 200 kỵ binh tới Tiểu Bái để bắt hai bên phải hòa giải. Lã Bố cho người cắm kích từ xa 150 bước và giao hẹn sẽ bắn tên.Nếu Lã Bố bắn trúng vào ngạnh kích thì hai bên phải tiến hành giảng hòa.
Kết quả, Lã Bố giương cung bắn trúng ngay vào ngạnh kích khiến binh lính và hai bên tham chiến đều phải khâm phục. Tướng dưới quyền của Viên Thuật thấy Lã Bố kiêu dũng vô song nên không dám trái ý, đành phải mang quân về.
Rõ ràng việc bắn trúng ngạnh kích ở khoảng cách hơn 100 bước là điều hiếm thấy trong Tam Quốc. Tuy nhiên, Lã Bố đã làm được và cho thấy khả năng bắn cung tuyệt vời của ông.
Theo nhận định của các chuyên gia, việc Lã Bố có thể một mình giao đấu với cả Quan Vũ và Trương Phi ở Hổ Lao Quan cho thấy khả năng cận chiến của danh tướng này. Đồng thời, khả năng bắn kích Viên môn trên lại là minh chứng cho thấy khả năng tấn công tầm xa lợi hại của Lã Bố. Từ đó có thể thấy, võ nghệ cao và khả năng chiến đấu của Lã Bố quả thật không phải hữu danh vô thực.
Hơn nữa, dựa theo những ghi chép trong lịch sử, ngoài khả năng chiến đấu mạnh mẽ, Lã Bố còn là một vị tướng có khả năng chỉ huy, có mưu lược trong quân đội, đặc biệt là khi thống lĩnh kỵ binh. Trận chiến ở Bộc Dương chính là minh chứng. Lã Bố sử dụng mưu kế, thống lĩnh đại quân đánh tan quân Tào ở Bộc Dương. Trong trận chiến này, Tào Tháo không chỉ chịu thua lớn và bản thân còn suýt bị Lã Bố bắt sống trên đường chạy trốn.
Lã Bố nổi danh kiêu dũng, thiện chiến.Cả đời Lã Bố tuy không giết được danh tướng nào, nhưng các võ tướng mạnh nhất đương thời, trong đó người từng chém được danh tướng, cũng không thể đánh bại được ông. Do đó, việc Lã Bố được người đương thời xưng tụng là chiến tướng dũng mãnh đứng đầu thời Tam Quốc là hoàn toàn xứng đáng.
- Video: Những bức ảnh bí ẩn nhất thế giới, tới nay vẫn chưa có lời giải.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này