Lã Bố vì sao nhất mực phải giết Đổng Trác, có thực sự là vì Điêu Thuyền?: Đáp án thâm sâu bất ngờ
Lần lượt đoạt mạng 6 mưu sĩ, cái chết của người thứ 6 khiến Tào Tháo tổn thất nghiêm trọng / Bố trí người mai phục nhưng vừa trừ khử được đối thủ vốn là mối đại họa này, Gia Cát Lượng lập tức hối hận
Lã Bố (? - 7/2/199), tự Phụng Tiên, người huyện Cửu Nguyên, quận Ngũ Nguyên, Tịnh Châu (nay thuộc Bao Đầu, Nội Mông Cổ), là một danh tướng cuối thời Đông Hán. Trước sau là bộ tướng của Đinh Nguyên, Đổng Trác, sau này hợp lực với Tư đồ Vương Doãn mưu sát Đổng Trác, nhưng sau đó lại bị bộ hạ của Đổng Trác là Lý Thôi công kích, đến nương nhờ Viên Thiệu. Sau khi thất bại khi tranh giành Duyện Châu với Tào Tháo, Lã Bố cát cứ Từ Châu, một mình một phương. Kiến An năm thứ 3, Lã Bố và Bi Châu bị Tào Tháo đánh bại lâm vào chỗ chết.
Dưới ảnh hưởng của "Tam Quốc diễn nghĩa" và đủ loại diễn tấu nghệ thuật dân gian, hình tượng của Lã Bố trong lòng mọi người luôn gắn liền với cụm "đệ nhất danh tướng Tam Quốc".
Còn Điêu Thuyền là một trong tứ đại mỹ nhân nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại, nhưng cũng là người duy nhất không được ghi chép trong chính sử Trung Hoa. Trên thực tế, Điêu Thuyền chỉ là nhân vật mà tiểu thuyết hư cấu ra, thế gian này không tồn tại Điêu Thuyền, và tất nhiên cũng chẳng có liên hoàn kế nào với Vương Doãn cả.
Chân dung Điêu Thuyền, mỹ nữ trong tưởng tượng
Vậy thì, Lã Bố vì duyên cớ gì lại muốn giết Đổng Trác?
Thứ nhất, xuất phát từ phía Đổng Trác, tính cách của Đổng Trác thô bạo, khiến Lã Bố luôn phải sống trong bất an
Đổng Trác quen tính thô lỗ và nóng nảy, có lần Lã Bố đứng hầu có chút không vừa ý bèn chộp lấy cái kích phóng vào ông, may là Lã Bố khỏe mạnh, gạt được cây kích đi, rồi tạ lỗi, Đổng Trác mới nguôi giận. Từ đó Lã Bố ngầm oán hận Đổng Trác.
Tạo hình Lã Bố trên màn ảnh nhỏ
Thứ hai là vì chính tính cách của Lã Bố, Lã Bố là kẻ dễ lật mặt, không trung thành
Lã Bố là người thiếu đi sự tín nghĩa, từng bị Đổng Trác xúi giục mà giết chết Thượng tư Đinh Nguyên. Lã Bố sau khi thất bại dưới tay Tào Tháo, đã đi đầu quân cho Lưu Bị, nhưng lại luôn âm mưu chiếm đoạt Từ Châu của Lưu Bị. Tuy nói Tam Quốc là thời kì loạn lạc, không nói tín nghĩa, ông đánh tôi tôi phản ông là chuyện bình thường, nhưng sự tráo trở như cơm bữa của Lã Bố quả thực đã lên tới đỉnh điểm.
Thứ ba là vì sự lôi kéo và xúi giục của Vương Doãn và những người khác
Vương Doãn, Sĩ Tôn Thụy cùng những người khác có ý định mưu sát Đổng Trác, nên đã tiếp cận Lã Bố. Còn bản thân Lã Bố cũng thường nói mình không hài lòng với Đổng trác trước mắt Vương Doãn, nói Đổng Trác còn suýt nữa giết chết mình.
Chân dung nhân vật Đổng Trác
Thứ tư là vì Lã Bố cũng suy tính cho tiền đồ chính trị của mình
Mặc dù mang danh cha con với Đổng Trác, nhưng Lã Bố chẳng qua cũng chỉ là một tên vệ sĩ không hơn không kém. Địa vị của Lã Bố trong triều đình và cả quân đội không cao, bất cứ lúc nào cũng có thể bị thất sủng. Lã Bố hi vọng sau khi giết được Đổng Trác thì mình cùng Vương Doãn sẽ có thể thâu tóm triều đình.
Nói tóm lại thì ở thời loạn thế, lợi ích là chủ đề muôn thưở. Xuất phát từ địa vị của bản thân và nghĩ tới lợi ích của Tịnh Châu, cộng thêm với việc bất mãn với Đổng Trác, Lã Bố mới gia nhập tập đoàn của Vương Doãn, cùng nhau mưu sát Đổng Trác…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ