Luôn miệng nói muốn phục hưng Hán thất, vậy nếu như Lưu Bị thống nhất Tam Quốc, Hán Hiến Đế sẽ có kết cục thế nào?
Gia Cát Lượng thần cơ diệu toán dùng tiếng đàn đuổi được 15 vạn quân Ngụy, nhưng thế trận này mới thấy rõ đỉnh cao trí tuệ Tư Mã Ý / Tào Tháo, Lưu Bị trước khi mất đều để lại di ngôn, Tào Phi và Gia Cát Lượng đều không nghe, thay đổi cả lịch sử
Ảnh minh họa
Là vị Hoàng đế cuối cùng của triều đại lừng danh Hán triều, Hán Hiến Đế lên ngôi khi nhà Hán đã suy yếu trầm trọng. Ông liên tiếp bị Đổng Trác, Lý Thôi, Quách Dĩ và Tào Tháo khống chế, dùng làm bù nhìn để thực thi quyền lực của bản thân họ.
Trong bối cảnh đó, Lưu Bị nổi lên là một trong ba thế lực phân chia thiên hạ lúc bấy giờ, ông giương cao khẩu hiệu phục hưng Hán thất để thu phục lòng dân và thu hút nhân tài.
Vậy, nếu như nước Thục đánh bại nước Nguỵ, liệu Lưu Bị có đưa Hán Hiến đế trở lại vị trí vốn dĩ thuộc về ông?
Theo quan điểm của chuyên trang chuyên nghiên cứu về lịch sử của Trung Quốc – Qulishi, có thể khẳng định một điều rằng: Lưu Bị sẽ không để Hán Hiến Đế được làm Hoàng đế có thực quyền nữa.
Tất nhiên, vẻ khiêm nhường ngoài mặt vẫn phải có, vai trò bù nhìn của Hán Hiến Đế vẫn sẽ còn tồn tại một khoảng thời gian, nhưng nếu so sánh với Tào Phi, Lưu Bị và con cháu không không thể nào làm tốt hơn.
Hình ảnh nhân vật Hán Hiến Đế trên phim
Từ xưa đến nay, quy luật "thắng làm vua, thua làm giặc" chưa bao giờ thay đổi, động chạm đến vấn đề lớn như vương quyền, cha con anh em cũng sẽ trở mặt, huống chi là một "Hoàng thúc" không có quan hệ thân thuộc.
Xét theo hình hình của ba nước, trong "Long Trung đối sách" của Gia Cát Lượng có chỉ ra, liên minh với Ngô chống lại Tào là phương châm chiến lược quan trọng.
Thế nên trước khi đánh bại được Tào Tháo, Lưu Bị sẽ không đi đối phó với Tôn Quyền.
Nếu Tào Tháo thất bại, khi ấy vẫn còn Tôn Quyền. Đông Ngô cai quản vùng đất Giang Nam rộng lớn, dân giàu nước mạnh, sức mạnh hoàn toàn không thể coi thường.
Trong một khoảng thời gian ngắn, Lưu Bị không thể nào tiêu diệt được Đông Ngô, nhưng Tôn Quyền có thể sẽ tỏ vẻ xưng thần với Lưu Bị. Cho dù thế nào, Lưu Bị cũng sẽ tìm cơ hội để tiêu diệt Đông Ngô.
Nhưng trước khi tiêu diệt Đông Ngô, Hán Hiến Đế sẽ hết sức an toàn. Lưu Bị cũng sẽ làm giống Tào Tháo, mượn danh thiên tử truyền đạt mệnh lệnh cho Tôn Quyền và những người khác.
Nhưng nếu như diệt được Tôn Quyền xong, thái độ cư xử của Lưu Bị với Hán Hiến Đế chắc chắn sẽ thay đổi, bởi mục đích thực sự của ông là hoàn thành bá nghiệp, không phải để phục hưng Hán thất.
Hình ảnh nhân vật Lưu Bị trên phim.
Cho dù Lưu Bị hoàn toàn đánh bại nước Nguỵ, cũng sẽ không đón Hán Hiến Đế về. Có thể sau đó Hán Hiến Đế bị quân Nguỵ bắt đi, Lưu Bị chắc chắn sẽ không đuổi theo; hoặc có thể Lưu Bị sẽ ngầm ra hiệu cho thuộc hạ của mình, muốn Hán Hiến Đế phải chết vì "tai nạn".
Lưu Bị không dám trắng trợn làm việc này bởi bản thân ông xưa nay vẫn đối xử với người khác bằng hình tượng quân tử, nhân nghĩa. Nếu công khai giết chết Hán Hiến Đế, sẽ tổn hại đến hình tượng của ông, những công thần phục quốc Lưu Bị dẫn tới sẽ không hài lòng.
Hơn nữa, Lưu Bị lập nên công lao to lớn chắc chắn cũng nhờ có dân chúng ủng hộ; cuối cùng, bản thân Hán Hiến Đế Lưu Hiệp chắc hẳn cũng nhận thức rõ bản thân.
Thế nên việc phục hồi ngai vàng cho Hán Hiến đế là không hợp lý, vả lại năm xưa khi Hán Quang Vũ đế Lưu Tú phục quốc cũng không nhường ngôi cho hậu duệ của tiên đế, thế nên Lưu Bị có căn cứ để không nhường ngôi cho Lưu Hiệp.
Cách tốt nhất chính là Lưu Bị tiếp tục làm Hoàng đế, chỉ huy thần dân trong thiên hạ tiêu diệt nước Ngô thêm lần nữa, thực hiện việc thống nhất lại Đại Hán.
Còn với Lưu Hiệp, có thể có hai lựa chọn như sau: Một là tôn làm Thái thượng hoàng, vào cung ăn sung mặc sướng dưỡng lão;
Hai là phong vương, tới đất phong dưỡng lão trong nhung lụa, cho hưởng đãi ngộ như thiên tử, sau khi chết được truy tôn thuỵ hiệu làm Hoàng đế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ