Khám phá

Là đôi vợ chồng danh giá nhất thời cổ đại, đại hôn lễ của hoàng đế và hoàng hậu sẽ như thế nào?

Các hoàng đế trong lịch sử Trung Quốc sở hữu tam cung lục viện, thất thập nhị phi tần, nhưng cả đời chỉ kết hôn một lần (Đại hôn lễ) với chính cung hoàng hậu. Tuy nhiên, nếu hoàng hậu bị phế truất thì hoàng đế có cơ hội tổ chức lại Đại hôn lễ.

Tại 'ngôi làng người lùn' bí ẩn ở Tứ Xuyên, nhiều người ngừng phát triển khi mới 5 tuổi, chiều cao trung bình 80 cm / Ngôi làng 'tối' nhất thế giới, trời mưa không cần mang theo ô

Hoàng đế Trung Quốc thời xưa, với tư cách là người có quyền lực cao nhất, đương nhiên cũng được hưởng đãi ngộ tốt nhất. Cuộc sống hàng ngày của hoàng đế rất xa hoa, xa hoa đến mức vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta. Ngoài ăn ngon mặc đẹp, ngay cả nữ nhân mà hoàng đế có cũng là xinh đẹp nhất thiên hạ. Các phi tần trong hậu cung tuy đều là phi tần của hoàng đế, nhưng địa vị cũng có chênh lệch nhất định. Trong hậu cung các phi tần cũng có thứ bậc nghiêm khắc, người có địa vị cao nhất chính là hoàng hậu.

Thời cổ đại, đám cưới thời cổ đại, hoàng đế cưới vợ

Hoàng đế thực hiện đại hôn lễ duy nhất với chính cung hoàng hậu nên buổi lễ diễn ra vô cùng long trọng và cầu kỳ (Ảnh minh họa)

Tuy nói hoàng đế là chủ hậu cung, nhưng tất cả tinh lực của hoàng đế đều dồn hết vào việc xử lý các công việc trong triều, cho nên người quản lý hậu cung chủ yếu là hoàng hậu.

Nữ nhân duy nhất có thể cùng hoàng đế kết hôn chính là hoàng hậu, những nữ nhân khác tiến cung làm phi tần đều chỉ làm lễ nghi một cách chiếu lệ, không thể so sánh với hoàng hậu về chế độ đãi ngộ và quyền lực.

Thời cổ đại, đám cưới thời cổ đại, hoàng đế cưới vợ

(Ảnh minh họa)

Phải biết rằng, nghi thức kết hôn ở thời cổ đại rất phức tạp, có rất nhiều nghi thức phải trải qua, đặc biệt là với tư cách là một hoàng đế. Nam nhân bình thường khi cưới vợ đều phải tặng sính lễ cho nữ nhân tương lai, càng nhiều sính lễ thì càng thể hiện sự coi trọng với nữ nhân kia. Vì vậy số lượng sính lễ hoàng đế ban cho cũng nhiều không tưởng tượng nổi.

 

Nghi lễ đón hoàng hậu vào cung diễn ra rất long trọng và cầu kỳ. Cô dâu ngồi kiệu qua các cổng Thiên An Môn, Ngọ Môn để vào hậu cung, trong khi các cung phi khác chỉ được vào cung từ cổng sau của Tử Cấm Thành, tức Thần Vũ Môn.

Thời cổ đại, đám cưới thời cổ đại, hoàng đế cưới vợ

(Ảnh minh họa)

Thủ tục thành hôn của hoàng đế và hoàng hậu tuy giống với đại đa số người thường, nhưng cũng có một số điểm khác biệt. Ví dụ như ở bước động phòng, không ai dám vào phòng của hoàng đế nên sẽ không có bước náo động phòng. Sau khi làm xong các thủ tục liên quan, hoàng đế và hoàng hậu sẽ trực tiếp trở về phòng ngủ.

Phòng tân hôn của hoàng hậu và hoàng đế sang trọng hơn phòng tân hôn của dân thường. Đỏ là màu chủ đạo trong phòng. Người ta dán chữ Song Hỷ vàng và đôi câu đối chúc mừng hạnh phúc, treo "Màn chữ Bách" và bày "Chăn chữ Bách" trên giường (là tấm màn và chăn thêu hàng trăm hình trẻ con vui đùa). Rèm thêu hình đôi long phượng song hỷ, thể hiện hy vọng "đông con đông cháu, hiện diện ở đầu giường".

 

Thời cổ đại, đám cưới thời cổ đại, hoàng đế cưới vợ

(Ảnh minh họa)

Sau khi đến phòng tân hôn, cũng có rất nhiều nghi thức phức tạp phải tuân theo. Hoàng hậu phải tuân theo sự nhắc nhở của các cung nữ, chẳng hạn như ăn đậu phộng, chà là đỏ và bánh bao chưa nấu chín.

Việc cuối cùng là uống chén rượu "giao bôi", uống xong chén rượu, tất cả thái giám cùng cung nữ đều rời khỏi phòng, hoàng thượng và hoàng hậu có thể tiến vào động phòng, như vậy là hoàn thành đại hôn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm