Khám phá

Lạ lùng loài chim hậu duệ của khủng long, thích ăn thịt cá sấu

Trong vương quốc động vật, nhiều điều kỳ lạ có thể xảy ra. Việc loài chim có sở thích độc đáo ăn thịt cá sấu cũng là một trong số đó.

Trư Bát Giới sở hữu loại pháp thuật mạnh hơn cả Tôn Ngộ Không, đó là gì? / Khám phá những mốc biên giới độc đáo và đẹp nhất thế giới

Cò mỏ giày hay còn gọi là cò Shoebill là một loài chim độc đáo đến từ châu Phi. Cò mỏ giày có kích thước tương đối lớn, chim trưởng thành cao 115–150 cm, dài 100–140 cm, sải cánh dài 230–260 cm và nặng 4–7 kg. Dù sở hữu thân hình tương đối to lớn, nhưng hai chân của chúng lại khá mảnh khảnh, tạo nên sự không cân đối đến khó hiểu. Cò mỏ giày là hậu duệ của loài khủng long có kích cỡ nhỏ

Cò mỏ giày hay còn gọi là cò Shoebill là một loài chim độc đáo đến từ châu Phi. Cò mỏ giày có kích thước tương đối lớn, chim trưởng thành cao 115–150 cm, dài 100–140 cm, sải cánh dài 230–260 cm và nặng 4–7 kg. Dù sở hữu thân hình tương đối to lớn, nhưng hai chân của chúng lại khá mảnh khảnh, tạo nên sự không cân đối đến khó hiểu. Cò mỏ giày là hậu duệ của loài khủng long có kích cỡ nhỏ "Theropoda" - cùng nhóm khủng long T-Rex. Qua quá trình tiến hóa, cái mồm đầy răng sắc nhọn được thay thế bằng mỏ. Cò mỏ giày có chiếc mỏ lớn đầy ấn tượng, có nhiều đốm và rộng khoảng 0,12 mét. Mỏ của cò mỏ giày rộng nhất thế giới loài chim với rất nhiều tác dụng, đặc biệt là săn mồi và múc nước giải khát. Phía trước chiếc mỏ rộng và cứng cáp được uốn cong thành hình móc câu.

Cò mỏ giày thường đứng bất động dưới nước với phần mỏ ép vào gần sát ngực, giống như một tay bắn tỉa đang chờ kẻ thù cắn câu. Lý giải cho việc chiếc mỏ thường bị chùng xuống, ép sát ngực là vì trọng lượng của mỏ chim khá nặng. Cò mỏ giày được coi là thiên địch của cá sấu, đặc biệt là cá sấu con. Nguyên nhân là do mỏ của chúng có cấu tạo rộng và cứng cáp được uốn cong thành hình móc câu. Chiếc mỏ này có thể xuyên qua da cá sấu, thậm chí phần rìa mỏ chim còn sắc như dao cạo, cắt rách thịt con mồi một cách dễ dàng.

Cò mỏ giày thường đứng bất động dưới nước với phần mỏ ép vào gần sát ngực, giống như một tay bắn tỉa đang chờ kẻ thù cắn câu. Lý giải cho việc chiếc mỏ thường bị chùng xuống, ép sát ngực là vì trọng lượng của mỏ chim khá nặng. Cò mỏ giày được coi là thiên địch của cá sấu, đặc biệt là cá sấu con. Nguyên nhân là do mỏ của chúng có cấu tạo rộng và cứng cáp được uốn cong thành hình móc câu. Chiếc mỏ này có thể xuyên qua da cá sấu, thậm chí phần rìa mỏ chim còn sắc như dao cạo, cắt rách thịt con mồi một cách dễ dàng.

Cò mỏ giày thích sống đơn độc, chúng là loài động vật sống về đêm điển hình, ban ngày chúng thường ẩn mình trong đám lau sậy và ngủ, nhưng ban đêm lại ra ngoài tìm kiếm thức ăn, tư thế bay của nó trên đầm lầy rất giống với loài bồ nông, vì vậy nhiều người thường nhầm nó với bồ nông.

Cò mỏ giày thích sống đơn độc, chúng là loài động vật sống về đêm điển hình, ban ngày chúng thường ẩn mình trong đám lau sậy và ngủ, nhưng ban đêm lại ra ngoài tìm kiếm thức ăn, tư thế bay của nó trên đầm lầy rất giống với loài bồ nông, vì vậy nhiều người thường nhầm nó với bồ nông.

Tổ của cò mỏ giày thường được xây dựng trên vùng đất gần đầm lầy, chúng được tạo thành từ cành và lá cây, đường kính tổng thể có thể đạt tới khoảng hai mét, chim mái đẻ hai quả trứng mỗi lần trong mùa sinh sản, sau đó cả chim trống và mái sẽ luân phiên ấp trứng và những con non có thể chui ra khỏi vỏ sau một tháng rưỡi.

Tổ của cò mỏ giày thường được xây dựng trên vùng đất gần đầm lầy, chúng được tạo thành từ cành và lá cây, đường kính tổng thể có thể đạt tới khoảng hai mét, chim mái đẻ hai quả trứng mỗi lần trong mùa sinh sản, sau đó cả chim trống và mái sẽ luân phiên ấp trứng và những con non có thể chui ra khỏi vỏ sau một tháng rưỡi.

Trong những trường hợp bình thường, kích thước của hai con chim non sẽ có sự khác biệt rõ ràng và chúng không hòa thuận với nhau, con lớn hơn sẽ mổ con nhỏ hơn đến bầm tím khắp người, thậm chí đuổi nó ra khỏi ổ. Trong khi đó, chim bố mẹ khi đi kiếm ăn về thường sẽ cho con khỏe mạnh hơn và to hơn ăn nhiều hơn. Khi thời tiết nóng, chúng sẽ dùng đôi cánh rộng của mình để che chắn cho con non khỏe mạnh hơn, đôi khi chúng sẽ dùng chiếc mỏ khổng lồ của mình để ngậm nước và làm mát cho chim non to hơn, nhưng con non nhỏ hơn thì không được đối xử như vậy, nó thường bị bố mẹ bỏ rơi, đôi khi bị bỏ đói hoặc trực tiếp bị phơi nắng cho đến chết. Mặc dù phương pháp này có vẻ tàn nhẫn, nhưng nó thực sự là một chiến lược tối ưu sinh tồn và nó cũng rất phổ biến trong giới động vật, trong thời kỳ không đủ thức ăn, có thể đảm bảo ít nhất một con non khỏe mạnh sẽ sống sót.

Trong những trường hợp bình thường, kích thước của hai con chim non sẽ có sự khác biệt rõ ràng và chúng không hòa thuận với nhau, con lớn hơn sẽ mổ con nhỏ hơn đến bầm tím khắp người, thậm chí đuổi nó ra khỏi ổ. Trong khi đó, chim bố mẹ khi đi kiếm ăn về thường sẽ cho con khỏe mạnh hơn và to hơn ăn nhiều hơn. Khi thời tiết nóng, chúng sẽ dùng đôi cánh rộng của mình để che chắn cho con non khỏe mạnh hơn, đôi khi chúng sẽ dùng chiếc mỏ khổng lồ của mình để ngậm nước và làm mát cho chim non to hơn, nhưng con non nhỏ hơn thì không được đối xử như vậy, nó thường bị bố mẹ bỏ rơi, đôi khi bị bỏ đói hoặc trực tiếp bị phơi nắng cho đến chết. Mặc dù phương pháp này có vẻ tàn nhẫn, nhưng nó thực sự là một chiến lược tối ưu sinh tồn và nó cũng rất phổ biến trong giới động vật, trong thời kỳ không đủ thức ăn, có thể đảm bảo ít nhất một con non khỏe mạnh sẽ sống sót.

Do nhiều nguyên nhân, quần thể cò mỏ giày ngày càng giảm mạnh, trên thế giới chỉ còn khoảng 5.300 con cò Shoebill hoang dã và tất cả chúng đều sống ở các đầm lầy có cây thủy sinh dày đặc ở trung tâm Đông Phi.

Do nhiều nguyên nhân, quần thể cò mỏ giày ngày càng giảm mạnh, trên thế giới chỉ còn khoảng 5.300 con cò Shoebill hoang dã và tất cả chúng đều sống ở các đầm lầy có cây thủy sinh dày đặc ở trung tâm Đông Phi.

 

Ngoài cò mò giày, diệc xanh lớn và đại bàng cũng là hai loài được coi là sát thủ của cá sấu. Diệc xanh lớn là một loài chim lớn thuộc chi diệc Ardeidae thường sống ở các vùng nước mở và đất ngập nước ở Bắc và Trung Mỹ. Chúng thường có kích thước khá lớn với chiều cao trung bình 1,3 mét, độ dài từ đầu đến đuôi cũng khoảng 1,3 mét và sải cách dài hơn 2 mét. Diệc xanh lớn có bộ lông màu xanh xám, với ngoại hình to lớn,

Ngoài cò mò giày, diệc xanh lớn và đại bàng cũng là hai loài được coi là sát thủ của cá sấu. Diệc xanh lớn là một loài chim lớn thuộc chi diệc Ardeidae thường sống ở các vùng nước mở và đất ngập nước ở Bắc và Trung Mỹ. Chúng thường có kích thước khá lớn với chiều cao trung bình 1,3 mét, độ dài từ đầu đến đuôi cũng khoảng 1,3 mét và sải cách dài hơn 2 mét. Diệc xanh lớn có bộ lông màu xanh xám, với ngoại hình to lớn, "diệc xanh là một kẻ săn mồi sát thủ, chúng có thể ăn bất cứ thứ gì nhét vừa chiếc mỏ của mình". Trong khi đó, đại bàng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng (Falconiformes) và họ Accipitridae. Loài đại bàng lớn nhất có cơ thể hơn 1m và nặng 7kg. Chúng sinh sống trên mọi nơi có núi cao và rừng nguyên sinh còn chưa bị con người chặt phá như bờ biển Úc, Indonesia, châu Phi ... nhưng chủ yếu là lục địa Á-Âu.

- Video: Cô gái trẻ bị cá to lớn như 'thủy quái' kéo lao xuống đầm. Nguồn: Tiktok/gala43395025.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm