Lạ lùng ngôi miếu thờ súng đại bác nhà Nguyễn
Trong sân miếu còn có cả một ban thờ hai viên đạn đặt trên một mảnh vỡ của khẩu đại bác thời Nguyễn.
12 bãi biển “chết chóc” có độ nguy hiểm nhất hành tinh / Những cuộc tuyệt chủng kỳ lạ nhất trong lịch sử


Một điều đặc biệt của ngôi miếu này là hai bên cột bia ghi tên miếu còn đặt hai khẩu đại bác của nhà Nguyễn.

Trong sân miếu còn có cả một ban thờ hai viên đạn đặt trên một mảnh vỡ của khẩu đại bác thời Nguyễn.

Điều này có một nguồn gốc lịch sử sâu xa. Vào năm 1836, bên sông Cổ Chiên cách vị trí miếu Công Thần hiện tại khoảng 1km, có một ngôi miếu mang tên miếu Hội Đồng được xây dựng để thờ 85 đạo sắc.

Do ngôi miếu tọa lạc ở một vị trí chiến lược nên ngay miếu, nhà Nguyễn đã cho đào hào dựng lũy, lập đồn canh và bố trí nhiều khẩu đại bác.

Sau khi chiếm Nam Kỳ, thực dân Pháp đã lấy cớ cần gỗ để xây cất tòa án nên đã sai dân phu đến tháo dỡ miếu Hội Đồng. Những khẩu đại bác tại miếu bị phá hủy.

Năm 1915, Đốc phủ Phạm Văn Tươi đang giữ chức Quận trưởng quận Châu Thành Vĩnh Long. Vì cảm kích trước sự nghiệp của tiền nhân, ông đã hô hào kêu gọi người dân trong tỉnh chung góp tiền của và công sức để dựng lại ngôi miếu thờ 85 đạo sắc cùng những di vật của ngôi miếu cũ.

Hưởng ứng lời kêu gọi, các điền chủ lớn trong vùng đã góp tiền khôi phục lại ngôi miếu. Để nhà cầm quyền Pháp dễ dàng chấp nhận việc thờ cúng và tụ hội, ngôi miếu đã thờ thêm những thanh niên ở Vĩnh Long bị chết trận khi sang Châu Âu tham gia CTTG thứ nhất. Ngôi miếu mới có tên chính thức là Công Thần Linh Miếu, nhưng người dân thường gọi là miếu Công Thần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Đây là loại giấm được xem là 'vàng lỏng' trong thế giới ẩm thực: Giá hơn 10 triệu đồng/100ml, cách vô cùng kỳ công
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
Đây là cây gỗ quý 4.300 năm tuổi, có giá gần nghìn tỷ
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Cột tin quảng cáo