Lạ lùng tục ướp xác từ khi… còn sống: Quá trình chuẩn bị mất hơn 3 năm, sau nghìn năm vẫn còn nguyên vẹn
Người Ai Cập đã biết ướp xác từ cách đây hơn 5.000 năm / Bí mật của kỹ thuật ướp xác Ai Cập thời cổ đại
Khí hậu tự nhiên của Nhật Bản không thuận lợi cho việc ướp xác. Ở đây không có đầm lầy than bùn, không có sa mạc khô cằn và không có đỉnh núi cao lâu năm bị bao bọc trong băng. Mùa hè lại rất nóng và ẩm ướt.
Tuy nhiên, bằng cách nào đó, một nhóm các nhà sư ở đã khám phá ra cách tự ướp xác thông qua quá trình tu luyện khổ hạnh nghiêm ngặt dưới bóng một đỉnh núi đặc biệt linh thiêng ở tỉnh miền núi phía bắc Yamagata.
Từ năm 1081 đến năm 1903, ít nhất 17 nhà sư đã tự ướp xác. Tuy nhiên, con số có thể cao hơn, vì có khả năng một số xác ướp không được tìm thấy vì mộ ở trên núi cao.
Nghi thức ướp xác được chuẩn bị từ khi còn sống
Ban đầu, các nhà sư tuân theo chế độ ăn uống thô cứng để chuẩn bị cơ thể cho quá trình này. Nghi thức ăn uống đặc biệt đầu tiên kéo dài một nghìn ngày và tiếp theo là một chu kỳ nghìn ngày khác, tất cả đều được chuẩn bị để làm cơ thể mất nước và quan trọng hơn là loại bỏ tất cả vi khuẩn và giòi bám trong hài cốt sau khi chết.
Việc chuẩn bị bắt đầu với một chế độ ăn uống hạn chế, trong đó các nhà sư chỉ được phép uống nước, trái cây, các loại hạt được lấy từ trong rừng. Chế độ ăn uống thô như vậy đã giúp cơ thể mất đi số lượng lớn và cơ bắp.
Trong giai đoạn chuẩn bị tiếp theo, họ ăn những thứ như rễ và vỏ cây từ cây thông. Một loại trà làm từ urushi, nhựa cây của cây sơn mài, cũng được sử dụng.
Cây sơn mài Nhật Bản được gọi là một loại cây sơn tra vì nó được sử dụng để làm sơn mài truyền thống của Nhật Bản, urushi. Nó đặc biệt giúp làm sạch các cơ quan nội tạng của cơ thể khỏi ký sinh trùng, để ngăn chặn sự phân hủy của xác chết theo thời gian. Khi quá trình chuẩn bị hoàn tất, các nhà sư tự đi vào ngôi mộ của họ, nơi chỉ đủ chỗ để họ ngồi trong tư thế niết bàn.
Trong các ngôi mộ, nhà sư có một cái ống để lấy không khí, cùng với một chiếc chuông mà họ rung lên mỗi ngày để thông báo cho ngôi chùa rằng họ vẫn chưa ra đi. Ngay sau khi tiếng chuông ngừng lại sẽ có người đến tháo ống dẫn khí và hoàn tất các thủ tục.
Một nghìn ngày sau, các nhà sư khác sẽ đến kiểm tra xem có dấu hiệu thối rữa hay không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như vậy được tìm thấy, thi thể sẽ được trừ tà và mang đi hoả thiêu.
Nhà sư ướp xác lâu đời nhất và được bảo quản tốt nhất có thể được tìm thấy tại Dainichibō. Tên của ngài là Shinnyokai, niết bàn vào năm 1783 ở tuổi 96.
Ngài ngồi trong tư thế hoa sen sau tấm kính trong một chiếc hộp trên ngôi đền nhỏ trong ngôi đền. Da của xác ướp có màu xám tro. Miệng của ngài nở nụ cười vĩnh cửu, giống như đang chìm vào trạng thái tĩnh lặng chứ không phải cái chết.
Cách ướp xác khác với cách thức của người Ai Cập cổ đại
Trái ngược với kỹ thuật của người Ai Cập cổ đại, các nhà sư Nhật Bản chuẩn bị cho việc ướp xác ngay từ khi còn sống. Cách ướp xác này dựa vào những nguyên lý tự nhiên và cơ thể được bảo quản toàn bộ.
Các xác ướp Ai Cập được tìm thấy áp dụng phương pháp ướp xác đặc trưng đó là sau khi người chết qua đời sẽ được lấy hết não và cơ quan nội tạng ra. Sau đó cơ thể được sử dụng các chất đặc thù để ngăn chặn việc bị vi khuẩn tấn công và phân huỷ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm