Lạ: Người Tây Tạng chuyên lè lưỡi du khách và ý nghĩa...
Người Tây Tạng thè lưỡi chào hỏi những người mới đến vùng đất của họ là nghi thức truyền thống, cũng là một tập tục được truyền qua nhiều thế hệ ở nơi đây. Tuy nhiên hiện nay, nghi thức này không còn quá phổ biến như thời xưa nữa.
Cây khế “khủng” sai trĩu quả, trả 1,6 tỷ đồng không bán / Phát hiện hoá thạch loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới ở Canada
Tây Tạng là một địa điểm du lịch nổi tiếng mà nhiều du khách mơ ước được đặt chân tới từ lâu. Nơi đây còn được gọi là "nơi gần nhất với thiên đường". Tây Tạng không chỉ có bầu không khí tôn giáo đậm đặc, còn có nhiều tòa kiến trúc tráng lệ, mang đậm hơi thở Phật giáo.
Tuy nhiên, khi mới đến Tây Tạng, rất nhiều du khách sẽ bị bất ngờ bởi người Tây Tạng thường hay thè lưỡi khi nhìn thấy du khách chứ không cúi chào hay nở nụ cười niềm nở. Vậy rốt cuộc phía sau cái thè lưỡi của người Tây Tạng có ẩn ý gì?
Theo tìm hiểu, thè lưỡi chào hỏi những người mới đến Tây Tạng là nghi thức truyền thống, cũng là một tập tục được truyền qua nhiều thế hệ ở nơi đây. Tuy nhiên hiện nay, nghi thức này không còn quá phổ biến như thời xưa nữa.
Ảnh minh họa. |
Tại một số vùng nông thôn xa xôi của Tây Tạng, du khách mới có thể nhìn thấy nghi thức này. Thỉnh thoảng, khi người dân địa phương gặp người lớn tuổi hoặc khách du lịch có vẻ lớn tuổi hơn mình, vì lịch sự và tôn trọng, họ sẽ khom lưng xuống chào và thè lưỡi ra.
Nguồn gốc của nghi thức thè lưỡi ra khi gặp nhau của người Tây Tạng bắt đầu từ một truyền thuyết. Theo truyền thuyết này, vào thế kỷ thứ 9, tại Tây Tạng xuất hiện một người có quyền năng diệt phật.
Người ta nói rằng vị này chính là tái sinh của Ngưu ma vương - vua quỷ, có sừng trâu dài và lưỡi đen, tính cách cực kỳ hung bạo nhưng có thể ẩn giấu hình dạng của mình trừ cái lưỡi đen.
Vì vậy, người Tây Tạng khi gặp nhau, vì kính trọng, lễ phép, họ sẽ thè lưỡi ra để chào hỏi, đồng thời để chứng minh rằng "tôi không phải là tái sinh của vua quỷ, tôi là người tốt".
Lâu dần, tục thè lưỡi chào hỏi phát triển thành sự tôn trọng cao nhất đối với người khác.
Mặc dù vậy, nhiều du khách không biết về nghi lễ này, họ chỉ đơn giản nghĩ rằng người Tây Tạng đang vui vẻ đùa giỡn với họ nên hiểu lầm và đùa giỡn lại. Sau khi đọc xong bài này, hãy nhớ, khi đến Tây Tạng và vô tình gặp phải kiểu chào hỏi độc đáo này, chỉ cần mỉm cười đáp lại một cách chân thành.
Theo Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
4 loài tưởng tuyệt chủng bỗng trở lại đầy bí ẩn: Số 2 ‘hồi sinh’ kỳ diệu ở Việt Nam, chấn động cả thế giới
Tại sao người xưa có câu: 'Dại xây nhà hướng Tây, ngốc mua đất cạnh chùa'?
10 nhân vật thông minh kiệt xuất của Trung Quốc: Gia Cát Lượng không vào được top 3, số 1 là người ai cũng biết
Người phụ nữ lẳng lơ nhất thời Tam Quốc là ai mà đến cả cháu trai cũng không tha?
Bí ẩn dòng họ lâu đời nhất Việt Nam, có từ thời Vua Hùng: Tên rất lạ, gắn liền với loạt huyền tích
Khám phá loài động vật xấu xí nhất thế giới, chỉ nhìn 1 lần cũng gây ám ảnh cả đời
Cột tin quảng cáo