Lâm hạnh 9 phi tử 1 đêm và những bê bối tình dục khiến Khang Hi phải nhận quả báo đáng tiếc
Phát hiện bộ não còn nguyên sau 2.600 năm / Mổ xác trăn khổng lồ phát hiện sự thật 'chấn động'
Khang Hy tức Huyền Diệp (1654-1722), là con thứ 3 của vua Thuận Trị, là vua thứ 4 của nhà Thanh, lên ngôi khi mới có 8 tuổi. Ông là một người thông minh kiệt xuất, rất có bản lĩnh và là “tuyệt đại cao thủ” trong các thủ đoạn chính trị, trong đó có các vụ nổi tiếng lịch sử là diệt đại thần Ngao Bái, bình “loạn Ngô Tam Quế”, đàn áp người Hán trong “vụ án Minh sử”...
Sau khi tại vị suốt 61 năm trên ngôi báu, trong sự chờ đợi mòn mỏi của những đứa con đang ngầm ngầm tranh giành ngôi vị Thái tử và mong tới ngày kế vị; cuối cùng, vị Đại đế triều Thanh (Khang Hy tại vị lâu nhất triều Thanh nên được người dân Trung Quốc gọi là Đại đế) cũng nhắm mắt xuôi tay.
Sau khi chết, Khang Hy được chôn cất tại Thanh Đông lăng, tức huyện Tôn Hóa, tỉnh Hà Bắc ngày nay. Lăng mộ của Khang Hy có tên là Cảnh lăng. Nếu nhìn từ trên cao sẽ thấy rằng, Cảnh lăng của Khang Hy có hình bán nguyệt, những người ở địa vị cao thì được đặt ở phía trước, những người có địa vị thấp được đặt ở phía sau.
Phần địa cung của Cảnh lăng, ngoài mai táng thi thể của Khang Hy còn mai táng 4 Hoàng hậu và 1 Hoàng Quý phi. Phần “phi viên tẩm” (nơi dành cho các cung phi) là nơi chôn cất toàn bộ 48 phi tần của Khang Hy và hoàng tử thứ 18 của ông là Dận Giới. 48 vị phi tần này gồm 1 Quý phi, 11 phi, 8 Tần, 10 Quý nhân, 9 Thường tại, 9 Đáp ứng. Vị Hoàng Quý phi vốn ban đầu cũng được chôn cùng với các phi tần này, tuy nhiên, sau đó được di táng vào địa cung của Cảnh lăng.
Giai thoại về những bê bối tình dục liên quan tới hậu cung thời Khang Hi
Được xem là bậc minh quân hiếm có với thời gian tại vị kéo dài tới 60 năm, ít ai biết rằng "thiên cổ nhất đế" Khang Hi lại có một đời sống tình dục tương đối phóng khoáng, thậm chí còn gắn liền với không ít bê bối.
Trong số đó, nổi tiếng nhất phải kể tới hai giai thoại là "cửu phi liên châu" và "bát tần lâm ngự" kể về việc vị vua này từng sủng hạnh 9 mỹ nhân thuộc hàng Phi và có lần là 8 mỹ nữ thuộc hàng Tần trong một đêm.
Điểm đáng nói nằm ở chỗ, Thanh triều từng đặt ra rất nhiều điều luật khắt khe liên quan tới cuộc sống gối chăn của nhà vua, đặc biệt là quy định không được lâm hạnh quá 30 phút mỗi đêm.Tuy nhiên Khang Hi lại có thể ngang nhiên "lách luật" ngoạn mục bằng cách xây dựng nhiều hành cung bên ngoài để tránh né phạm vi quản lý thuộc về Kính Sự phòng.
Hậu thế đều biết, Khang Hi chẳng những sở hữu số lượng con cháu đông đảo mà còn có trong tay một hậu cung hết sức quy mô. Sinh thời, ông từng có 4 vị Hoàng hậu, 3 vị Hoàng Quý phi, 11 vị Phi và vô số những phi tần, mỹ nữ ở cấp bậc thấp hơn.
Ông cũng là một trong số ít những vị vua có thời gian trị vì dài tới hơn nửa thế kỷ. Vì vậy mà hậu cung của vị Hoàng đế này thường xuyên tuyển thêm những mỹ nữ xinh đẹp và trẻ hơn Khang Hi tới cả mấy chục tuổi.
Thậm chí, vị vua này còn từng khiến hậu thế không khỏi ngạc nhiên khi sủng hạnh tới 9 phi tử trong một đêm. Những mỹ nhân góp mặt trong giai thoại "cửu phi liên châu" này bao gồm Tuệ phi, Bình phi, Lương phi, Vinh phi, Tuyên phi, Thuận Ý Mật phi, Thành phi, Thuần Dụ Cần phi và Huệ phi.
Giai thoại "bát Tần lâm ngữ" cũng diễn ra tương tự như vậy, chỉ khác ở chỗ số sủng phi thị tẩm trong đêm ấy là 8 người đều cùng mang Tần vị.
Chưa dừng lại ở đó, hậu cung của Khang Hi còn từng ghi nhận 4 trường hợp chị em lấy chung chồng.
Cụ thể là Hoàng hậu Hách Xá Lý thị có Bình Phi là em gái, Hiếu Chiêu Hoàng hậu có Ôn Hi Quý phi là em gái, Nghi phi có Quý nhân Quách Lạc La thị là em giá, đặc biệt là Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu có Đông Quý phi là em gái, mà vị Quý phi này còn là em gái họ của nhà vua.
Thiết nghĩ việc chị em chịu cảnh chung chồng vốn không phải chuyện hiếm lạ trong lịch sử Trung Hoa. Thế nhưng chỉ riêng hậu cung của một vua đã có tới 4 cặp chị em ruột như Khang Hi thì lại là chuyện hiếm thấy vô cùng.
Đời sống chăn gối phóng túng khiến Khang Hi đế nhận "quả báo nhãn tiền"
Hậu quả của đời sống tình dục phóng túng được cho là đã thể hiện ngay trên tình trạng sức khỏe của Khang Hi đế khi ông còn tại thế.Bởi vì phi tử hậu cung quá nhiều, Hoàng đế lại không biết tiết chế mà lâm hạnh tới mấy người một đêm, cho nên hao tổn tinh lực vốn là điều khó tránh khỏi.
Theo ghi chép của Thanh cung, vào năm Khang Hi thứ 56 (năm 1717), sức khỏe của nhà vua càng lúc càng đi xuống, sau khi mắc phải một cơn bạo bệnh thì đã vô cùng suy yếu.
Thế nhưng sự thực là vị vua này vẫn không hề tiết chế trong việc thị tẩm. Bằng chứng là ngay cả khi đã ở tuổi gần đất xa trời, hậu cung Khang Hi vẫn còn có Trần Quý nhân sinh hạ cho nhà vua vị hoàng tử thứ 35.
Chỉ tiếc rằng vị a ca này vừa ra đời đã không may yểu mệnh ra đi. Điều này được cho là ít nhiều có liên quan tới thể trạng suy yếu và hư nhược từ sớm đã lộ rõ của nhà vua.
Sinh thời, Khang Hi được xem là một người thông hiểu y học, tiếp thu nhiều đạo dưỡng sinh từ Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.
Tiếc rằng ông lại biến mình trở thành một minh chứng cho câu nói "biết thì dễ mà làm thì khó". Kết quả là tới năm 1722, vị Hoàng đế ấy đã buông tay trần thế khi không trụ qua nổi tuổi 69.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trái đất xuất hiện vết rách khổng lồ, quốc gia lớn thứ 2 thế giới sợ hãi cảnh báo đại thảm họa
Loài động vật quý hiếm cả thế giới chỉ Việt Nam có, giới khoa học nỗ lực tìm mọi cách để bảo tồn
Danh tính vị Đại tướng người Nam Bộ đầu tiên và duy nhất đến nay: Sự nghiệp lừng lẫy, về hưu đi trồng dừa
CLIP: Bị linh cẩu cắn vào chỗ hiểm, trâu rừng đực nhận cái kết khó tin
Sự thật hiếm ai biết về thân thế của Chí Phèo, bất ngờ danh tính hậu duệ nay vẫn sống ở làng Vũ Đại
CLIP: Cả gan đối đầu với voi châu Phi trưởng thành, tê giác bị đối thủ húc lật ngửa bụng