Lần đầu gặp gỡ Lệnh Phi, tại sao Càn Long lại vui tới mức không còn là chính mình? Nguyên nhân thực ra lại rất dễ đoán
Chu Bá Thông có 4 đệ tử: 2 người thực lực mạnh hơn sư phụ, còn lại khiến Lão Ngoan Đồng cứ gặp là né / Lưu Bị lừa 5 vạn quân sĩ từ tay Tào Tháo, quân Tào tại sao lại không phản kháng?
“Phi tần trong cung mòn mỏi chờ đợi, đứng vọng từ xa, mong chờ hoàng đế tới. Có cung nữ, sống trong cung 36 năm mà chưa từng gặp hoàng đế bao giờ”. Hậu cung cũng là một chốn danh lợi, đối với những hậu phi mà nói thì thu hút ánh mắt của hoàng đế chính là mục tiêu mà họ theo đuổi. Tuy cuộc chiến chốn thâm cung hiếm khi đổ máu nhưng cũng lại vô cùng tàn khốc, phàm là những người có thể xuất đầu lộ diện thì đều là những kẻ tâm cơ gian xảo.
Sở dĩ phim cung đấu có thể trở thành một đề tài được phái nữ yêu thích chính là vì sự nguy hiểm kích thích trong đó, còn có thể thỏa mãn tâm lý nhiều chuyện trời sinh của phụ nữ.Dù gì thì phụ nữ trong hậu cung cũng là những người phụ nữ đặc biệt nhất trong thiên hạ, tiêu chí thành công của họ chỉ có một - đó là được hoàng đế sủng hạnh và sinh được long tử.Hơn nữa, điều khác biệt với những gia đình quan lại bình thường khác đó là tuy những hậu phi mang thân phận là “thiếp” nhưng họ luôn hi vọng có thể tiến thêm một bước, thậm chí có thể trừ khử chính cung nương nương để mình thế chỗ.
Đây chính là quy tắc độc nhất của hoàng gia. Những tiểu thiếp (vợ nhỏ) trong những gia đình thông thường đều là tầng lớp thấp hèn, thậm chí có nhiều người còn không có người thân, thế nên sẽ chẳng có thế lực gia tộc gì cả. Nhưng đằng sau những hậu phi lại là thế lực hào môn, họ đấu đá nhau trong cung thực ra cũng là sự cạnh tranh của những gia tộc trong triều đình.
Vị hoàng đế có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Trung Quốc là Càn Long. Càn Long là một vị hoàng đế vô cùng “ưu tú”. Ví dụ như ông thường xuyên giả làm dân thường đi khắp chốn dân gian “lưu tình bốn bể” hay việc sửa “Tứ kho toàn thư”. Vì thế mà đạt được đánh giá “hủy thư thậm vu tu thư” (hủy sách hơn cả sửa sách) độc nhất trong lịch sử. Thậm chí hóa thân thành ác ma cuồng đóng dấu, hủy hoại vô số những danh họa của các tiền nhân. Những năm cuối đời tự phong mình là “thập toàn lão nhân” (ông già hoàn hảo). Độ mặt dày khiến mọi vị vua đều phải kém xa…
Đương nhiên, trước khi hoàng hậu đầu tiên của ông là Lý Hiếu Thuần hoàng hậu qua đời, ông cũng là một hoàng đế nặng tình và chung tình, sau này vì thương nhớ bà nên đã viết vô số bài thơ. Về việc viết thơ, Càn Long cũng có một số thành tựu. Theo “Khái quát văn hiến Trung Quốc” ghi chép, thơ do Càn Long viết có tới hơn 10 ngàn bài, nếu như là thật, vậy thì ông chính là người viết nhiều thơ nhất của Trung Quốc. Đương nhiên, điều khiến người ta cảm thấy kỳ lạ hơn là nhiều thơ đến như thế nhưng lại chẳng có bài nào lưu danh tới đời sau cả, có thể nói là một “dị nhân” trong giới thơ văn.
Quay lại với hậu cung của ông, những người từng xem phim truyền hình “Hoàn Châu Cách Cách” chắc chắn sẽ có ấn tượng với Lệnh Phi dịu dàng xinh đẹp, không tranh giành với người đời. Thế nhưng phim lại không hề diễn tả được mặt tâm cơ gian xảo của Lệnh Phi. Trong cung liệu có ai là “con thỏ thơ ngây”, nếu như có thì cỏ trên nấm mồ của bà ấy chắc chắn đã mọc um tùm từ lâu rồi. Như lần đầu tiên gặp Lệnh Phi, Càn Long vui sướng quên cả bản thân mình, còn về nguyên nhân thì lại rất đơn giản, cũng rất dễ đoán, điều này cũng đã thể hiện mặt mưu mô của Lệnh Phi.
Lệnh Phi sinh vào năm Ung Chính thứ 5 (năm 1727), tên thật là Ngụy Giai Thị, thân phận thấp kém, là một “Tương Hoàng Kỳ bao y”. Cái gọi là “bao y” trong tiếng Mãn là nô tài, kẻ hầu. Cha của Lệnh Phi khi ấy là một quản gia nhỏ bé. Ông sắp xếp cho cô con gái xinh đẹp của mình vào cung, có lẽ vì đây chính là cơ hội duy nhất để gia tộc đổi đời, cho dù có mong manh đến mấy thì cũng đáng để cố một phen.
Với thân phận thấp kém, khi mới vào cung đương nhiên Lệnh Phi chỉ có thể làm một cung nữ. Nhưng không sao, vì trên pháp lý mà nói thì tất cả mọi phụ nữ trong hậu cung (trừ những người có quan hệ huyết thống) đều là người phụ nữ của hoàng đế. Thế nên thân phận có thấp kém đến mấy thì cũng không sao, chỉ cần được lọt vào mắt xanh của hoàng đế thì sẽ có thể bay lên làm phượng hoàng. Ưu thế của Lệnh Phi chính là ngay từ nhỏ, cha bà đã để bà phát triển toàn diện, không những dạy học cho bà, còn dạy cả cầm kỳ thi họa. Và đúng vậy, đây chính là cách người Dương Châu nuôi dưỡng “kỹ nữ”, chỉ là đầu tư vào Hoàng đế thì tốt hơn nhiều so với đầu tư vào quan viên.
Cô cung nữ xinh đẹp, yếu đuối này quả nhiên đã lọt vào mắt xanh của Càn Long. Cũng không biết là trí thông minh của Lệnh Phi hay là được cao nhân truyền thụ mà bà lại rất hiểu tâm tư của đàn ông. Một cô gái xinh đẹp vừa biết nũng nịu cũng lại thấu tình đạt lý là người có thể kích thích ham muốn bảo vệ của đàn ông nhất. Thế nên, bà hoàn toàn khác so với những người phụ nữ thể hiện mưu đồ ra mặt trong hậu cung, lập tức thu hút được khát khao chinh phục của Càn Long.
Quả nhiên, Càn Long vô cùng sủng ái Lệnh Phi, đặc biệt là lần đầu tiên mà Càn Long gặp Lệnh Phi, bà thể hiện niềm vui điên cuồng khiến Càn Long nghĩ rằng cô gái này thực sự ngưỡng mộ và thương thầm mình đã lâu, không hề khiến ông cảm thấy cô gái này đang cô tình, giả tạo. Thế nên, người đã quen nhìn những thứ cố ý nịnh bợ như Càn Long khi gặp một Lệnh Phi “chân thật” như thế cũng đã vui mừng và kích động đến nỗi không thể kiềm chế bản thân.
Năm Càn Long thứ 10, Ngụy Giai Thị được phong làm Quý Nhân, 3 năm sau lại được phong làm Lệnh Phi, tốc độ thăng tiến này cũng phải ngang với tên lửa. Quan trọng hơn là gia tộc của Lệnh Phi cũng được Càn Long nâng đỡ, trở thành Tương Hoàng Kỳ (một trong bát kỳ của triều Thanh), trở thành thượng kỳ trong giới quý tộc, cha của Lệnh Phi cũng được phong làm Tam Đẳng Công, thăng quan tiến chức, tiền đồ xán lạn. Sau khi Phú Sát hoàng hậu qua đời, Nhàn Phi Ô Lạp Na Thị kế vị hoàng hậu, cuộc chiến giữa Hoàng Hậu và Lệnh Phi một lần nữa nổi lên.
Nhưng kế hậu không phải là đối thủ của Lệnh Phi, Lệnh Phi tận dụng thủ đoạn giao thiệp của mình đã kéo được rất nhiều phi tần khác hiệp sức, mặt khác cũng củng cố sủng hạnh của hoàng thượng. Hơn nữa còn cực kỳ “đẻ giỏi”, sau khi sinh đứa con đầu lòng, trong 3 năm liền sinh 3 đứa con, liền một lúc có tới mấy người con. Nhìn lại hoàng hậu Ô Lạp Na Thị thì thực sự là bi thảm, bà chẳng thể sinh được, điều này liên quan đến sủng hạnh của hoàng đế và thể chất cá nhân. Sau này bị phế bỏ có lẽ cũng vì nguyên nhân ở phương diện này.
Tổng kết:
Ngày 29 tháng Giêng năm Càn Long thứ 40 (năm 1775), Lệnh Phi qua đời ở tuổi 49, chưa kịp chờ đến ngày đại lễ con trai kế vị nhưng cả đời bà cũng đã đủ đặc sắc rồi. Sau khi Lệnh Phi qua đời, Càn Long phong bà làm Hiếu Nghĩa Thuần hoàng hậu, coi như thỏa mãn tâm nguyện của bà. Thế nên, người có thể đứng vững được trong chốn hậu cung quả thực chẳng phải kẻ bất tài!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bức ảnh dòng họ 'khủng khiếp' nhất Việt Nam gây sốt MXH, nhìn kĩ mới thấy 1 điểm bất thường
Bí ẩn về ‘xác ướp người ngoài hành tinh’ của Peru ngày càng rõ ràng, phân tích DNA không phải con người
Bí mật bên trong ngôi làng sống trường thọ nhất thế giới, người dân uống 1 thứ này để trường sinh
Khi Gia Cát Lượng qua đời, cả Thục Hán đau buồn để tang, duy chỉ duy nhất 1 kẻ ăn mừng, thân thế mới gây bất ngờ
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Rùng mình ‘lời nguyền’ của dòng họ vĩ đại nhất nước Mỹ: Ám ảnh bi kịch tang tóc đeo bám 7 thập kỉ