Khám phá

Lần đầu tiên ghi lại được hình ảnh cực hiếm một hành tinh đang hình thành

Các nhà nghiên cứu cho biết, lần đầu tiên trong lịch sử đã ghi lại hình ảnh một hành tinh đang hình thành xung quanh một ngôi sao trẻ có tên AB Aurigae.

Núi lửa Hawaii giữ chìa khóa sự sống ngoài hành tinh? / Top 'thủy quái' nước ngọt nguy hiểm nhất hành tinh

Lần đầu tiên ghi lại được hình ảnh cực hiếm một hành tinh đang hình thành - 1
Hình ảnh cực hiếm về một hành tinh đang hình thành được ghi lại.

Ngôi sao này được xác định có khối lượng gấp khoảng 2,4 lần Mặt Trời và nằm trong thiên hà Milky Way cách Trái Đất 520 năm ánh sáng.

Các nhà khoa học cho biết để phát hiện ra hành tinh này đã sử dụng Kính thiên văn của Đài thiên văn Nam châu Âu ở Chile. Họ đã phát hiện một mô hình xoắn của khí và bụi trong cấu trúc xoắn ốc đánh dấu nơi hành tinh đang đông lại.

"Phải mất vài triệu năm để một hành tinh ở giai đoạn hình thành cuối cùng, vì vậy việc hình thành không được xác định rõ ràng về thời gian. Tuy nhiên, có thể nói rằng chúng ta có khả năng bắt được những hình ảnh cực hiếm về một hành tinh trong quá trình hình thành", nhà thiên văn học Anthony Boccaletti, người đứng đầu nghiên cứu cho biết.

Thực tế có hơn 4.000 hành tinh đã được phát hiện quay quanh các ngôi sao ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta. Do đó, các nhà khoa học rất mong muốn tìm hiểu thêm về cách chúng được sinh ra khi khí lạnh và bụi kết hợp trong các đĩa xung quanh các ngôi sao mới.

Hành tinh đang được hình thành mới được phát hiện nằm cách ngôi sao chủ của nó khoảng 30 lần so với khoảng cách của Trái Đất so với Mặt Trời. Nó dường như là một hành tinh khí lớn, không phải là hành tinh đá như Trái Đất hay Sao Hỏa và có thể nặng hơn hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời của chúng ta.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm