Khám phá

Cận cảnh thế giới 4.000 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời

NASA đã công bố bản đồ dạng video tuyệt đẹp được xây dựng từ công sức của 2 "thợ săn hành tinh" Kepler và TESS và nhiều cuộc khảo sát khác suốt từ năm 1992 đến nay.

"Đá quý" kinh dị nhất thế giới xuất hiện ở ngôi làng bị chôn vùi 8.500 năm / Săn vàng, đào được khối đá quý hơn vàng

Hơn 4.000 ngoại hành tinh, tức các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời, đã có cuộc trình diễn ngoạn mục trong bản đồ video mới công bố của NASA. Trong đó, rất nhiều hành tinh là mục tiêu của các chuyến tìm kiếm sự sống ngoài trái đất mà cơ quan vũ trụ này hướng tới trong tương lai.

Theo NASA, cuộc săn hành tinh ngoài hệ Mặt Trời này bắt nguồn từ những hành tinh xa xôi quay quanh sao xung PSR 1257+12 thuộc chòm Xử Nữ. Hai hành tinh gần sao mẹ nhất được khám phá năm 1992, hành tinh còn lại khám phá năm 1994. Cho đến nay, hành tinh PSR 1257+12 A, tức hành tinh gần sao mẹ nhất trong hệ hành tinh này, vẫn giữ kỷ lục hành tinh ngoài hệ Mặt Trời nhỏ bé nhất được quan sát từ trước đến nay, với khối lượng chỉ khoảng phân nửa Mặt Trăng.

Tuy nhiên, với các công cụ ban đầu, việc phát hiện ra các ngoại hành tinh vẫn "nhỏ giọt". Đến năm 2009, cuộc săn kho báu ngoài không gian mới bắt đầu bùng nổ với sự xuất hiện của Kính viễn Vọng không gian Kepler. "Thợ săn hành tinh" này đã đóng góp 2.681 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời cho kho dữ liệu khủng của NASA. Kepler chính thức ngừng hoạt động vào cuối tháng 10-2018 sau một số trục trặc. Tuy nhiên, với thời gian tồn tại 9 năm, "thợ săn hành tinh" đã thực hiện nhiệm vụ "vượt chỉ tiêu" rất nhiều.

Đến năm 2019 đã có 4.003 ngoại hành tinh hiện ra trên bản đồ

Đến năm 2019 đã có 4.003 ngoại hành tinh hiện ra trên bản đồ

Vào tháng 7/2018, một "thợ săn hành tinh khác" là Kính viễn vọng không gian TESS đã chính thức hoạt động sau 3 tháng khởi hành từ trái đất. NASA giao nhiệm vụ cho TESS khảo sát hơn 200.000 ngôi sao và xác định được ít nhất 1.600 hành tinh ngoài hệ mặt trời. Trong khi Kepler chỉ có thể quan sát một phần bầu trời, TESS hiện đại hơn và có thể quan sát toàn bộ bầu trời. TESS sẽ phải hoạt động ít nhất 2 năm.

Các kính viễn vọng không gian hiện đại này không chỉ quan sát các hành tinh có thể nhìn trực tiếp, mà nắm bắt cả những "bóng ma" hành tinh nhờ vào việc đo độ sáng của ngôi sao và quan sát xem độ sáng đó có các thay đổi nào không – điều chứng tỏ có thể có một hành tinh con bay ngang mặt nó.

Trong đó, các hành tinh có kích thước trái đất và các yếu tố hỗ trợ sự sống được chăm chút nhất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm