Khám phá

Lần đầu tiên phát hiện hành tinh lạ quay quanh "Mặt Trời chết"

Cặp đôi ma quái mà các nhà khoa học Anh và Mỹ đã xác định có thể hé lộ phần nào tương lai của Trái Đất và các hành tinh láng giềng, khi Mặt Trời của chúng ta "chết" trong vài tỉ năm nữa.

Hồn ma bé gái xuất hiện ở bảo tàng Anh? / Kỳ lạ khu rừng “găm” vào mình những gì chiến tranh bỏ lại

Sử dụng dữ liệu từ Kính viễn vọng Very Large ở Đài thiên văn European Southern đặt tại Chile, các nhà khoa học của Đại học Warwick (Anh) và Đại học Valparasio (Mỹ) đã tìm thấy một ngoại hành tinh lạ lùng bậc nhất trong lịch sử quan sát thiên văn: Nó không quay quanh một ngôi sao bình thường, mà quay quanh "xác chết" sao mang tên WDJ0914+1914.

Lần đầu tiên phát hiện hành tinh lạ quay quanh mặt trời chết - Ảnh 1.

Ảnh đồ họa mô tả hành tinh với cái đuôi khí dài kỳ lạ đang quay quanh một ngôi sao lùn trắng - Ảnh: PA

Thuật ngữ thiên văn gọi WDJ0914+1914 và các thiên thể cùng loại là "sao lùn trắng". Khi một ngôi sao cạn dần năng lượng và tiến về phía cuối đời, nó sẽ bùng nổ lần cuối cùng thành một siêu tân tinh rực rỡ, sau đó phần "xác" cuối cùng sẽ co cụm lại thành một vật thể kích thước nhỏ hơn nhiều, nhưng siêu nặng, siêu dày đặc và mang siêu năng lượng.

Rất nhiều ngôi sao lùn trắng đã được các phương tiện quan sát thiên văn của con người nắm bắt, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà thiên văn thấy một ngôi sao lùn trắng vẫn giữ được cho mình một hành tinh quay quanh. Ngạc nhiên hơn, đó là một hành tinh khổng lồ.

Hành tinh quái lạ nói trên có kích thước khoảng 4 lần Trái Đất, trong khi ngôi sao mẹ đã chết của nó chỉ bằng cỡ trái đất. Ước tính gã khổng lồ này mất chỉ 10 ngày để quay một vòng quanh sao mẹ. Hiện các đặc tính của hành tinh này chưa rõ ràng bởi nó cách chúng ta tận 2.000 năm ánh sáng, một khoảng cách rất khó khăn cho việc quan sát. Một điểm đặc biệt khác là hành tinh này để lại một cái đuôi dài tuyệt đẹp – một vệt khí hydro, oxy và lưu huỳnh từ bầu khí quyển bốc hơi của nó.

Theo các tác giả, phát hiện nói trên cho thấy khả năng một hành tinh vẫn còn sống sót sau cái chết bùng nổ của sao mẹ là có thật. Đó là câu hỏi mà giới thiên văn luôn đặt ra kể từ khi các nghiên cứu tiết lộ mặt trời của chúng ta đã vào "tuổi trung niên", chỉ còn khoảng 5 tỉ năm tuổi thọ.

Tuy nhiên, để một hành tinh giữ được nước lỏng khi quay quanh một sao lùn trắng chết chóc, nó phải quay gần hơn khoảng cách từ trái đất đến Mặt Trời tới 75 lần. Sao lùn trắng tuy nóng hơn Mặt Trời của chúng ta khoảng 40 lần nhưng lại quá nhỏ bé, bởi cái chết đã làm nó giảm kích thước ít nhất 100 lần so với ngôi sao nguyên bản.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm