Lần đầu tiên phát hiện khủng long bị ung thư
Bí ẩn sinh vật ra đời vào ngày thiên thạch tiêu diệt hết khủng long / Choáng ngợp trước "khủng long vũ trụ" nuốt hàng trăm ngàn thiên hà
Phát hiện đáng chú ý này ngay lập tức được đăng tải trên tạp chí uy tín Lancet Oncology.

Khi các nhà khoa học lần đầu tiên khai quật hóa thạch của một con khủng long có sừng Centrosaurus tại tỉnh Alberta, Canada vào năm 1989, họ phát hiện một xương chân của con vật này bị biến dạng nghiêm trọng và cho đó là vết liền xương sau chấn thương.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây có sử dụng kính hiển vi, máy quét CT độ phân giải cao, đã đưa các nhà khoa học đi đến kết luận dị tật ở xương chân của con vật thực chất là biểu hiện của u xương ác tính.
Tiến sĩ Seper Ekhtiari của Đại học McMaster cho biết: “Để xác nhận thêm một lần nữa, các nhà nghiên cứu còn lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân xương khớp so sánh với mẫu vật hóa thạch khủng long đang nghiên cứu nhằm khẳng định lại rằng, thực sự đây là lần đầu tiên một con khủng long được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư xương.”
Như vậy, đây là lần đầu tiên giới khoa học công bố tìm thấy dấu vết về căn bệnh ung thư ở mẫu vật khủng long tồn tại cách đây 76 triệu năm. Thông thường, không dễ để tìm thấy bằng chứng về ung thư ở hóa thạch khủng long bởi các khối u thường xuất hiện ở mô mềm không hóa thạch. Chính vì thế phát hiện mới này được xem là tư liệu quý giá cho ngành sinh học nghiên cứu ung thư ở các loài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Nửa đêm, báo hoa mai leo cây săn khỉ đầu chó và cái kết khó tin
CLIP: Gấu xám tháo chạy trước sự tấn công dữ dội của bầy sói xám
CLIP: Rắn hổ mang nuốt trọn trăn sau màn tử chiến nghẹt thở
CLIP: Vừa hạ gục được linh dương, báo săn đã vội vàng bỏ chạy khi con vật này xuất hiện
CLIP: Bắt được cá da trơn lớn, diệc ra sức nuốt chửng con mồi và cái kết... suýt chết nghẹn
Kỳ diệu loài chim bay suốt 10 tháng không nghỉ: Ăn, uống, thậm chí “yêu” giữa không trung