Làng cổ kỳ quái nhất Trung Quốc là nơi hậu duệ Gia Cát Lượng sinh sống, người lạ không dám bước vào
Vị tướng vô dụng nhất Tam Quốc: Ngậm ngùi nhìn vợ bị bắt đi ban thưởng cho Quan Vũ / Danh tính mưu sĩ kém cỏi nhất Tam Quốc: 2 lần đưa ra lời khuyên sai lầm làm Tôn Quyền suýt mất nước
Nằm ở phía tây thành phố Lan Khê, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc có một ngôi làng được lập từ năm 1340, mang tên làng Cao Long, sau đổi thành làng Bát Quái. Đây chính là nơi định cư của hậu duệ đời thứ 27 của Gia Cát Lượng. Đây cũng chính là nơi tụ họp nhiều con cháu của vị quân sư huyền thoại này nhất.
Ảnh minh họa
Đa số các hộ trong làng Bát Quái đều mang họ Gia Cát. Đặc biệt, cấu trúc tổng thể của làng cũng được thiết kế và bài trí theo “Bát trạch” của Khổng Minh Gia Cát Lượng. Trung tâm là ao Chung Trì, bao quanh là 8 con ngõ nhỏ, hướng về 8 hướng tạo nên hình bát quái.
Làng Bát Quái thấp dần về trung tâm, nên nếu nước chảy sẽ tụ lại ở trung tâm ngôi làng, tạo nên một cái ao. Ao Chung Trì không quá lớn và có hình giống Thái cực trong Cửu Cung, Bát quái đồ khi một nửa là nước, một nửa là đất. Hàng trăm năm trôi qua, bố cục và bát đồ của làng này vẫn được bảo tồn, không chút thay đổi.
Cấu trúc như một mê cung nên nếu không phải người làng sẽ rất dễ bị lạc. Đó là nguyên nhân người ngoài khi đến làng Bát Quái đều không dám tự tiện đi vào mà cần có người hướng dẫn đi cùng.
Người ta kể lại, năm xưa chiến tranh chống Nhật diễn ra, một nhóm quân Nhật đã càn quét qua đồi Cao Long. Tất cả các thôn làng xung quanh đều bị tàn phá, nhưng không hiểu sao chúng không phát hiện ra làng Bát Quái nên cả làng bình yên vô sự.
Ở nơi đây người dân chuộng xây nhà theo kiểu “tứ hợp viện”. Nghĩa là 4 mặt nhà sẽ được đóng kín, chỉ trừ khoảng sân lớn ở giữa. Mặt trước các ngôi nhà thường cao hơn các mặt khác, mỗi khi trời mưa nước sẽ tập trung vào khoảng sân giữa. Quan niệm người dân làng Bát Quái thì đây chính là “phì thủy bất ngoại lưu” (dòng nước trong lành, tươi tốt không chảy ra ngoài). Các gia đình tin rằng dòng nước đó là sự may mắn, thịnh vượng nên không muốn để mất nó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ