Khám phá

Lăng mộ 700 tuổi khắc 4 chữ 'Tề Thiên Đại Thánh', đội khảo cổ hoang mang: Bên dưới là ai?

Giới sử học từng tin rằng trong "Tây Du Ký" chỉ có Đường Huyền Trang là nhân vật có thật. Có lẽ họ sẽ phải suy xét lại sau phát hiện khảo cổ này.

Phát hiện chấn động giới khảo cổ Trung Quốc: Bí ẩn chuỗi lăng mộ 'biết thở' / Món ăn để 2400 năm trong lăng mộ vẫn 'ngon mắt', chuyên gia ngỡ ngàng: Người xưa thật cao tay

Tiểu thuyết "Tây Du Ký", xuất bản năm 1590, là một trong những tác phẩm văn học Trung Quốc nổi tiếng nhất trên thế giới. Đây được coi là một trong "Tứ đại danh tác" của văn học Trung Hoa. Tiểu thuyết kể lại hành trình đi Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh đầy hấp dẫn của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) cùng các học trò của mình.

Sau gần trăm năm ra đời, những nhân vật như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Ngưu Ma Vương hay những trận chiến oanh liệt chống lại yêu quái, cứu giúp dân lành đến nay vẫn là miền ký ức không thể nào quên của các thế hệ.

Lăng mộ 700 tuổi khắc 4 chữ Tề Thiên Đại Thánh, đội khảo cổ hoang mang: Bên dưới là ai? - Ảnh 1.

Thầy trò Đường Tăng trong bộ phim truyền hình "Tây Du Ký" đã dành được cảm tình của nhiều thế hệ khán giả Việt. Nguồn: Sohu

Từ trước đến nay thế nhân đều biết rằng trong thế giới thần ma đầy hấp dẫn ấy chỉ có Đường Huyền Trang (khoảng 602- 664) là có thật. Ông là một cao tăng Trung Quốc, một trong bốn dịch giả lớn nhất, chuyên dịch kinh sách Phạn ngữ ra tiếng Hán, ông cũng thực sự từng hành hương đến Ấn Độ để nghiên cứu về kinh Phật.

Còn đại anh hùng trong "Tây Du Ký", vị Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không đầu đội trời chân đạp đất mà bao đứa trẻ ngưỡng mộ, từ trước đến giờ vẫn được coi là một nhân vật hư cấu mà thôi.

Vậy nhưng một ngôi mộ cổ được phát hiện ở tỉnh Phúc Kiến lại bất ngờ dấy lên nghi hoặc về nguồn gốc của nhân vật này. Vào những năm 1980, người ta phát hiện ra một lăng mộ vô cùng kỳ lạ ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

Ngôi mộ này nằm trên đỉnh chính của núi Bảo Sơn, là một ngôi mộ hợp táng. Trong lăng mộ có hai bia đá lần lượt ghi: Lăng mộ của Tề Thiên Đại Thánh và Lăng mộ của Thông Thiên Đại Thánh.

Lăng mộ Tề Thiên Đại Thánh

 

Các nhà khảo cổ học đã nghiên cứu kỹ lưỡng và cho ra kết luận ngôi mộ này được xây dựng vào cuối thời nhà Nguyên (1271- 1368). Toàn bộ khu lăng mộ chỉ rộng khoảng 18m2, tuy không có đồ tùy táng vàng ngọc nhưng lại chôn theo nhiều hiện vật, tượng thờ liên quan đến khỉ.

Các nhà sử học suy luận rằng, "Tây Du Ký" ra đời vào những năm 1590, vậy có rất nhiều khả năng hai nhân vật trong ngôi mộ được tìm thấy ở Phúc Kiến chính là nguyên mẫu để xây dựng nên nhân vật Tôn Ngộ Không, hoặc thậm chí người trong mộ chính là vị Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không.

Lăng mộ 700 tuổi khắc 4 chữ Tề Thiên Đại Thánh, đội khảo cổ hoang mang: Bên dưới là ai? - Ảnh 3.

Tượng thần khỉ xuất hiện trong lăng mộ Tề Thiên Đại Thánh ở Phúc Kiến. Ảnh: Sohu

Theo những tư liệu về cuộc đời chủ mộ được chôn theo lăng, Tề Thiên Đại Thánh và em trai ông là Thông Thiên Đại Thánh là hai nhân vật dưới thời nhà Nguyên. Theo đó, Thông Thiên Đại Thánh đã kết hôn với công chúa của Kim Đỉnh và sinh con với công chúa sau khi kết hôn.

Đặc biệt, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một cây gậy dài hơn 7 mét làm bằng sắt nguyên chất trong ngôi mộ. Khó có thể đưa ra lời giải thích nào phù hợp hơn cho cây gậy này như giả thiết đây chính là cây gậy Như Ý - vũ khí của Tôn Ngộ Không trong "Tây Du Ký".

 

Lăng mộ 700 tuổi khắc 4 chữ Tề Thiên Đại Thánh, đội khảo cổ hoang mang: Bên dưới là ai? - Ảnh 5.

Hai tấm bia mộ Tề Thiên Đại Thánh và Thông Thiên Đại Thánh được phát hiện ở Phúc Kiến. Nguồn: Sohu

Việc phát hiện ra ngôi mộ đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận sôi nổi về tính xác thực của nhân vật Tôn Ngộ Không dưới ngòi bút của tác giả Ngô Thừa Ân. Do thời gian bào mòn, rất nhiều thông tin của chủ nhân ngôi mộ đã mất đi, các nhà khảo cổ vẫn đang tích cực tìm thêm những dấu vết về hai vị Tề Thiên Đại Thánh và Thông Thiên Đại Thánh trong thế giới thực này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm