'Lăng mộ máu' của vị quân sư sánh ngang Gia Cát Lượng: Có gì mà 1.800 năm không ai dám xâm phạm?
Bước vào lăng mộ hoàng gia xa xỉ, đội khảo cổ mừng rỡ: Không phải 120kg vàng, đống bùn này mới chứa kho báu! / Khai quật lăng mộ công chúa đẹp nhất thời Đường, tất cả "đứng hình" khi thấy bộ xương khô của đàn ông đã ngồi trong đó cả ngàn năm
Vùng đất long mạch Bạch Mã Quan, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc là nơi đặt lăng mộ của một vị anh hùng Tam Quốc. Lăng mộ của ông đứng hiên ngang giữa một thị trấn đông dân cư, ai cũng biết tới nhưng chẳng kẻ nào dám xâm phạm chính bởi cái danh "lăng mộ máu" gắn chặt suốt 1800 năm qua.
Chủ nhân của mộ phần này là ai?
Bàng Thống - vị quân sư sánh ngang Gia Cát Lượng
Chủ nhân của "lăng mộ máu" ở Bạch Mã Quan chính là vị mưu sĩ tài năng đoản mệnh của Lưu Bị - Bàng Thống (178 - 214) .
Từ Nguyên Trực, một quân sư của Lưu Bị cũng đã từng nói rằng: "Ngọa Long, Phượng Sồ, có được một trong hai người đó thì cũng đủ dẹp yên thiên hạ". Ngọa Long ở đây muốn nói đến Gia Cát Lượng, còn Phượng Sồ, chính là nhắc đến Bàng Thống.
Từ đây, hậu thế luôn nhận định tài năng của Bàng Thống phải sánh ngang với Gia Cát Lượng. Nhược điểm lớn nhất của Bàng Thống có lẽ chỉ là ngoại hình, khi ông được biết tới là một người có dung mạo rất khó coi
Bàng Thống được mệnh danh là Phượng Sồ (phượng con), sáng ngang với Gia Cát Lượng là Ngọa Long (rồng nằm).
Tài năng của quân sư Bàng Thống thể hiện rõ rệt nhất qua trận chiến Xích Bích vang danh Tam Quốc.
Theo đó, chính ông đã nghĩ ra "kế ghép thuyền", lừa cho Tào Tháo ghép các chiến thuyền lại với nhau khiến thủy quân Tào Tháo sau đó bị mắc kẹt, bị Chu Du đánh hỏa công, co cụm lại chết cháy mà không tản ra được. Nhờ vậy mà liên quân Thục - Ngô mới đánh bại được 83 vạn quân của Tào Tháo.
Tuy nhiều chi tiết trong "Tam Quốc diễn nghĩa" có phần "tô hồng" cho tài năng của Bàng Thống nhưng trong thực tế lịch sử, Bàng Thống cũng cho thấy mình là một người tài năng, chính Gia Cát Lượng cũng phải kính nể ông.
Bàng Thống tử trận khi mới 36 tuổi, khiến Lưu Bị vô cùng tiếc thương. Ảnh: Sohu
Tài năng là vậy song đáng tiếc là Bàng Thống lại không thể phò trợ Lưu Bị trọn vẹn mà chết trong một trận đánh nhỏ. Năm 214, quân Thục chia làm nhiều cánh đến đánh Lạc Thành, cánh quân do Bàng Thống đứng đầu giao tranh với quân của Tào để rồi Bàng Thống bị trúng tên và bất ngờ qua đời. Khi ấy ông mới 36 tuổi.
Cái chết của Bàng Thống khiến Lưu Bị vô cùng đau lòng, ông đã truy phong Bàng Thống làm nghị lang (một chức quan tham mưu cho nhà vua) rồi cho xây dựng mộ phần của vị quân sư tại vùng đất kho báu phong thủy - Bạch Mã Quan.
Lăng mộ hiên ngang 1.800 năm, không kẻ nào xâm phạm
Bàng Thống vốn là vị quân sư tài năng xuất chúng lại có công lớn với nước Thục, mộ phần của ông chắc hẳn phải nhiều đồ tùy táng cao quý, sánh ngang những tướng lĩnh, quý tộc cùng thời. Song trái với những lăng mộ được chôn ở nơi hiểm trở, rừng thiêng nước độc để tránh kẻ trộm, lăng mộ Bàng Thống lại hiên ngang nằm giữa một vùng đông dân cư, ai ai cũng biết tới.
Ngồi đền Bàng Thống nằm trong quần thể lăng mộ Bàng Thống. Ảnh: Sohu
Lý do lăng mộ ông vẫn còn nguyên vẹn suốt 1800 năm qua chính bởi các tài liệu chính sử từng ghi chép Bàng Thống đã tử trận trong lúc loạn quân, không tìm thấy xác nên Lưu Bị đã lệnh chôn xuống lăng một bộ y phục được tẩm bằng máu của ông. Đây cũng là nguyên nhân ngôi mộ được gọi là "huyết mộ" hay "mộ máu"!
Thông tin về ngôi mộ không thi hài của Bàng Thống không rõ là thực hay chỉ là cách các sử gia bảo vệ lăng mộ ông nhưng những dòng sử chắc chắn đã khiến nhiều kẻ trộm mộ nản chí, nghi ngờ bên trong lăng chẳng có gia tài gì đáng để bỏ công sức ra làm liều.
Ngoài ra, Bàng Thống lúc sinh thời được người đời đặc biệt kính trọng, những người dân làng Bạch Mã Quan sống gần lăng đều tự coi mình như người canh mộ cho vị mưu sĩ tài trí. Nếu có kẻ nào bén mảng tới làm phiền giấc ngủ ngàn thu của chủ mộ, chắc chắn sẽ bị dân làng lên án mạnh mẽ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ