Khám phá

Lăng mộ may mắn nhất Trung Quốc: Mộ tặc đào 15m thì bỏ cuộc, ngờ đâu 10 tấn kho báu chỉ còn cách 5cm

Những tên trộm xấu số đã bỏ cuộc khi bị chặn đường bởi một phiến đá lớn, chúng không ngờ rằng phiến đá ấy chính là "cửa dẫn" vào một kho báu khổng lồ.

Khai quật mộ cổ, tìm thấy bình chất lỏng màu vàng bí ẩn: Chuyên gia kinh sợ với thành phần và công dụng chết người của nó / Thợ xây lăng mộ hoàng gia thường bị 'chôn sống' để bịt đầu mối, làm sao thoát khỏi bi kịch này?

Mộ tặc vẫn luôn là vấn nạn nhức nhối xuyên suốt nhiều thời kỳ lịch sử tại Trung Quốc. Sự phổ biến của nạn trộm mộ đã khiến nhiều lăng mộ mất đi hoàn toàn giá trị khai quật, đặc biệt là những triều đại có tục tùy táng đầy đủ như nhà Hán, cứ "tìm được 10 mộ thì 9 mộ trống".

Tuy nhiên, lịch sử vẫn ghi nhận những trường hợp ngoại lệlăng mộ dù bị xâm phạm nhưng vẫn còn nguyên giá trị. Trong đó, đặc biệt có một ngôi mộ được mệnh danh là "may mắn nhất Trung Quốc", được tỉnh Giang Tây phát hiện năm 2011.

Tháng 3/2011, Cục Di tích Văn hóa tỉnh Giang Tây nhận được cuộc điện thoại của quần chúng nhân dân qua đường dây nóng.

Lăng mộ may mắn nhất Trung Quốc: Mộ tặc đào 15m thì bỏ cuộc, ngờ đâu 10 tấn kho báu chỉ còn cách 5cm - Ảnh 1.
Hiện trường di chỉ khai quật rộng gần 1 triệu mét vuông. Ảnh: Sohu.

Tin báo cho biết đêm hôm trước tại thị trấn Đại Đường Bình, quận Tân Kiến, thành phố Nam Xương, có tiếng nổ lớn, ban ngày người dân kéo đến xem thì thấy đất đá văng tung tóe. Lúc này, người trong thôn nhận ra đây là một ngôi mộ cổ và có kẻ đang dòm ngó đào bới nơi này.

Theo điều tra, các chuyên gia nhận thấy những kẻ trộm chưa hề đột nhập vào lăng mộ nhưng do kết cấu lăng đã bị hư hại nghiêm trọng sau vụ nổ nên Cục Di tích Văn hóa quyết định tiến hành khai quật thăm dò trước.

Công tác thăm dò đã khiến đội khảo cổ phát hiện ra một bí mật đáng ngạc nhiên: Những kẻ trộm mộ đã cố gắng đào sâu tới 15m để tìm mộ và quyết định từ bỏ khi bị chặn bởi một phiến đá lớn, chúng không hề hay biết phiến đá đó chính là "cửa dẫn vào" một kho báu khổng lồ.

Lăng mộ may mắn nhất Trung Quốc: Mộ tặc đào 15m thì bỏ cuộc, ngờ đâu 10 tấn kho báu chỉ còn cách 5cm - Ảnh 3.
Nhiều đồ tùy táng vàng, ngọc, đồng được tìm thấy trong lăng. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Khu vực cổ mộ này rộng tới 1 triệu mét vuông và được xây dựng từ thời nhà Hán. Ngày 14/11/2015, khi các nhà khảo cổ khai quật mộ bằng các phương tiện khoa học công nghệ tiên tiến nhất, những đồ tùy táng quý giá bên trong lăng đã dần hiện ra.

Các chuyên gia khai quật được 10.000 di vật văn hóa, bao gồm một số lượng lớn chuông thời Hán, tượng, xe ngựa bằng đồng, vô số vàng bạc châu báu và đá quý, ngoài ra, còn có số lượng lớn tiền đồng thời Hán có trọng lượng hơn 10 tấn.

 

Chủ nhân lăng mộ

Giá trị của lăng mộ khiến người ta vô cùng tò mò, vậy ai là chủ nhân của kho báu này? Theo điều tra, chủ nhân lăng mộ chính là vị hoàng đế thứ 9 của triều Hán, Hải Hôn hầu Lưu Hạ (92 TCN - 59 TCN). Ông là là cháu nội của Hán Vũ Đế, con trai Xương Ấp Ai vương Lưu Bác.

Sở hữu lăng mộ tráng lệ, nhiều của cải kho báu như vậy, Lưu Hạ chắc hẳn là một vị vua tài giỏi, anh minh?

Sự thật thì ngược lại, Lưu Hạ là vị hoàng đế có thời gian tại vị ngắn nhất trong triều đại nhà Hán. Năm 74 TCN, Hán Chiêu Đế qua đời khi mới 21 tuổi và không có con nối nghiệp, đại thần phụ chính là Hoắc Quang lập Lưu Hạ lên ngôi, lấy tước hiệu là Xương Ấp Vương.

Khi lên ngôi, Lưu Hạ cùng các thủ hạ ăn chơi sa đọa, làm nhiều việc thất đức, không lo việc triều chính. Ông quan hệ với các cung nữ của Chiêu Đế, lấy xe của hoàng thái hậu cho nô tỳ dùng, khiến các phép tắc trong triều bị đảo lộn.

Lăng mộ may mắn nhất Trung Quốc: Mộ tặc đào 15m thì bỏ cuộc, ngờ đâu 10 tấn kho báu chỉ còn cách 5cm - Ảnh 5.
Lăng mộ Hải Hôn hầu được đánh giá là một trong những di chỉ hàm chứa nhiều cổ vật nhất từng được khai quật tại Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã.

"Hán thư" chép rằng Lưu Hạ chỉ làm vua 27 ngày đã gây ra 1127 việc xấu xa, làm rối loạn cung cấm. Điều này khiến các triều thần rất tức giận, bèn cùng nhau dâng thư lên cung thỉnh chỉ ý của Thượng Quan Hoàng thái hậu để phế truất đương kim hoàng đế Lưu Hạ, lập Lưu Tuân (tức Hán Tuyên Đế) lên ngôi.

 

Một thời gian sau khi nhượng vị, vào năm 63 TCN, Tuyên Đế giáng phong Lưu Hạ làm Hải Hôn hầu (chức ấp hầu vùng Hải Hôn). Năm 59 TCN, Hải Hôn hầu Lưu Hạ qua đời nhưng vẫn được tổ chức tang lễ theo quy cách hoàng đế, chẳng trách lăng mộ của ông có nhiều di tích văn hóa tới vậy!

Hơn 2.000 năm đã trôi qua, vậy điều gì khiến cho lăng mộ Hải Hôn hầu không bị xáo trộn như những lăng mộ triều Hán khác?

Các nhà khảo cổ cho rằng nguyên nhân là do một trận động đất từ thời Đông Tấn. Trận động đất dữ dội đã làm nền lăng bị sụp và chìm xuống dưới một hồ nước, khiến cho những kẻ trộm mộ hiện đạibất lực khi tìm đường vào trong.

Yếu tố đặc biệt này đã khiến lăng mộ Hán Hôn hầu trở thành lăng mộ may mắn bậc nhất, đồng thời biến những tên mộ tặc trở thành những kẻ xấu số nhất lịch sử đạo mộ Trung Hoa!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm