Thợ xây lăng mộ hoàng gia thường bị 'chôn sống' để bịt đầu mối, làm sao thoát khỏi bi kịch này?
Bí mật bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng / Không ai dám trộm lăng mộ Chu Nguyên Chương suốt 600 năm qua, chuyên gia "vén màn bí mật" tiết lộ 4 lý do vào được nhưng không thể thoát ra
Lăng mộ là một trong những biểu tượng quyền lực của các hoàng đế phong kiến thời xưa. Chính vì vậy ngay sau khi lên ngôi, họ thường sẽ bắt tay luôn vào việc xây dựng lăng mộ cho riêng mình.
Lăng mộ càng lớn, càng xa hoa thì chứng tỏ vị hoàng đế đó càng quyền lực và được nhân dân ủng hộ. Tuy vậy, những lăng mộ này cũng lọt vào tầm ngắm của giới trộm mộ vì có vô số bảo vật quý giá được chôn trong đó.
Nhằm ngăn chặn việc này, các hoàng đế đã bỏ rất nhiều tiền bạc và công sức để tạo ra các cơ quan đặc biệt bảo vệ lăng mộ. Đối với họ, để lăng mộ của mình bị đào bới, trộm cắp sau khi chết là một sự sỉ nhục không thể dung thứ. Thế nhưng, từ đây, bi kịch lại giáng xuống đầu những người thợ xây dựng lăng.
Sau khi hoàn thành lăng mộ, thứ chờ đợi những người thợ thủ công chỉ có thể là cái chết. Hoàng đế sẽ chôn sống đội thợ để giữ bí mật về vị trí và những kho báu bên trong lăng. Những người thợ này cuối cùng lại trở thành vật bồi táng trong nấm mồ mà mình xây dựng.
Bi kịch thảm sát thợ xây lăng nổi tiếng nhất nhất trong lịch sử Trung Quốc xảy ra vào thời nhà Tần. Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, con trai ông không chỉ bắt tất cả phi tần không có con của cha bồi táng mà còn chôn sống tất cả những người thợ tham gia xây dựng lăng. Sức mạnh của hoàng quyền dưới thời phong kiến là tuyệt đối, thường dân sẽ không dễ gì thoát khỏi số phận bi thảm.
Năm 1928, Tôn Điện Anh (1889- 1947) - một lãnh chúa quân phiệt thời Trung Hoa Dân Quốc vì lòng tham mà âm mưu trộm mộ của hoàng tộc nhà Thanh. Sau khi dùng mọi thủ đoạn, hắn cũng tìm được cửa vào lăng mộ của Từ Hi Thái hậu.
Thế nhưng cửa lăng lại được xây bằng nhiều tầng đá hoa cương rắn chắc. Giữa các tảng đá được quét chất kết dính bằng hỗn hợp vôi - gạo nếp - dầu cây đồng nên cực kỳ kín kẽ, còn khó đục hơn đá núi tự nhiên. Công binh sử dụng axit tưới vào nhưng vẫn vô ích. Không còn cách nào khác, hắn đành phải dùng bom phá cổng!
Hành động liều lĩnh của tên mộ tặc đã chứng tỏ sức mạnh cực kiên cố của cổng lăng. Vậy rốt cuộc những người thợ xây lăng khi xưa đã tìm đường sống cho mình bằng cách nào?
Tìm đường sốngLà người trực tiếp xây dựng lăng mộ , các thợ thủ công thường nắm rất rõ từng chi tiết và kẽ hở trong kiến trúc lăng, những vị trí này sẽ được họ tận dụng triệt để để thoát thân.
Trong thiết kế cổng lăng nhà Minh và nhà Thanh, hai cánh cửa đá khổng lồ chỉ có thể được đóng lại từ bên trong bằng một thanh đá đặc biệt có tên gọi là "tự lai thạch". Đây chính là "đường lui" của những người thợ xây dựng xấu số.
Bí mật nằm ở thiết kế vô cùng đặc biệt như hình minh họa dưới đây:
Khi bị buộc phải tự nhốt mình trong mộ, họ có thể nhân lúc không còn người canh giữ mà di chuyển "tự lai thạch" đến một góc độ nhất định đủ để lách người trốn ra ngoài. Tiếp theo, họ sẽ dùng một thanh sắt được uốn thành móc chữ U, khéo léo luồn qua khe hở giữa hai cánh cửa để di chuyển "tự lai thạch" về vị trí ban đầu. Từ đây, cửa lăng lại hoàn toàn phong bế từ bên trong.
Trước sự sống và cái chết, trí tuệ của con người lại phát huy tác dụng.
Thế nhưng trường hợp công tượng có thể trốn thoát trong lịch sử là rất hiếm hoi bởi hầu hết lăng mộ của các hoàng đế đều được canh giữ vô cùng cẩn mật. Bất kỳ dấu hiệu kỳ lạ nào phát sinh trong thời gian ngắn sau khi đóng cửa lăng đều có thể dễ dàng được phát hiện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán