Khám phá

Lăng mộ mẹ vua Khải Định ẩn chứa bí mật phong thủy trăm năm, đẹp bậc nhất nhưng lại bị lãng quên

Không nằm ở vùng đồi núi như những khu lăng mộ vua chúa khác, mộ của mẹ vua Khải Định lại nằm tại vùng đồng bằng. Nơi đây có một thuyết phong thủy lâu đời rất nổi tiếng.

Bí ẩn dấu vân tay tồn tại 2000 năm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, giật mình bức tượng có tư thế kỳ lạ / Bước vào lăng mộ thái giám Lý Liên Anh, đội khảo cổ 'chết khiếp' vì cảnh tượng ám ảnh bên trong quan tài!

Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục (1868 – 1944) là vợ của vua Đồng Khánh, mẹ của vua Khải Định, tổ mẫu của vua Bảo Đại. Bà cùng với Phụ Thiên Thuần Hoàng hậu chính là hai vị Thái hoàng thái hậu cuối cùng của nhà Nguyễn cũng như chế độ phong kiến của Việt Nam.

>> Xem thêm: 7 bộ hài cốt nữ trong lăng mộ Kỷ Hiểu Lam tiết lộ sự thật kinh hoàng, khác xa phim ảnh

lang-van-van-1

Lăng Tiên Cung (còn gọi là Tư Thông Lăng hay lăng Vạn Vạn)

Năm 1944, bà Dương Thị Thục qua đời ở tuổi 77. Lăng mộ của bà là lăng Tiên Cung (còn gọi là Tư Thông Lăng hay lăng Vạn Vạn), nằm ở làng An Cựu, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế (nay là số 10 Trần Thanh Mại, phường An Đông, TP Huế). Đây là lăng mộ đặc biệt nhất nhì nhà Nguyễn vì nằm ở đồng bằng thay vì vùng đồi núi phía tây thành phố Huế nhưng các hoàng thân quốc thích khác.

>> Xem thêm: Bí ẩn bộ xương 1.300 năm tuổi với cái tên mĩ miều 'vũ công thời kỳ tăm tối'

lang-van-van-2

Trong “Tạp chí Tài Hoa trẻ”, tác giả Phanxipăng cho biết lăng Vạn Vạn có liên quan đến một thuyết phong thủy Đông phương cổ truyền. Thuyết đó cho biết thời vua Khải Định đã xem xét địa điểm này phù hợp với truyền ngôn: “Cù Bạc nhất xứ huyệt, Công hầu đợi đợi bất tuyệt”.

>> Xem thêm: Giai nhân áo đen Hà thành ăn thịt gà được thưởng kim cương và hai mối tình lưu danh kim cổ

 

Câu này có nghĩa là: Cù Bạc (vùng đất xưa thuộc tổng An Cựu, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên) là xứ có sẵn vị trí mà nếu chọn làm huyệt mộ thì con cháu đời đời xênh xang công hầu khanh tướng.

lang-van-van-3

Xưa kia vùng đất này vốn được chọn để xây lăng vua, gọi là “Vạn niên cát cục” hoặc “Vạn niên cát địa”. Địa danh Vạn Niên cũng bắt nguồn từ đây, dùng để chỉ khu vực Khiêm Lăng (lăng Tự Đức). Phần đất tốt được lựa chọn xây lăng cho mẹ vua Khải Định gọi là “Vạn vạn niên cát cục” hay “Vạn vạn niên cát địa”. Về sau lăng Vạn Vạn được đặt tên dựa trên thuyết này.

>> Xem thêm: Bộ sưu tập nhiều người thèm khát của Nam Phương Hoàng Hậu, 1 chiếc bát có giá lên đến hơn 20 tỷ đồng

lang-van-van-4

Lăng Vạn Vạn được đánh giá là công trình quy mô hoành tráng bậc nhất trong các khu lăng mộ phụ nữ hoàng tộc nhà Nguyễn. Nơi đây đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam.

 

>> Xem thêm: Tại sao Tử Cấm Thành lại đầy quạ vào lúc nửa đêm?

lang-van-van-5

Dù đẹp và bề thế, lại nằm ở vị trí phong thủy, nhưng lăng Vạn Vạn không được chú ý nhiều. Nó từng rơi vào cảnh bị lãng quên hàng chục năm, đến năm 2002 mới bắt đầu được chăm nom và bảo vệ. Sau này, vào năm 2002, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế mới tìm người chăm sóc lăng Vạn Vạn. Khách du lịch ngày nay đến Huế vẫn rất ít người biết về lăng Vạn Vạn.

>> Xem thêm: Phát hiện nghĩa trang 4.000 năm tuổi tại địa điểm phóng tên lửa dự kiến của Anh

- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm