Khu nghĩa trang đắt đỏ nhất Việt Nam: Lăng mộ chục tỷ, cao hơn nhà ở; là 'thiên đường của người mất'
Clip: Đại gia Qatar “đau đầu” khi hổ dữ làm nũng / Bộ tộc giàu nhất châu Phi, xa hoa không kém gì đại gia Dubai: Làm ăn nhìn trang sức để đánh giá, đến đôi dép lê cũng được đính vàng
Daily Mail ví nơi này như một “thiên đường nghỉ dưỡng của người chết”
Ở xã Vinh An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, khu nghĩa địa ở làng An Bằng đã nổi tiếng hàng chục năm qua với số lượng ngôi mộ bạc tỷ xuất hiện như nấm.
Thậm chí, vào năm 2006, khu nghĩa địa này từng được tờ Daily Mail của Anh đưa tin với một chùm ảnh đi kèm chú thích "một nghĩa trang kỳ lạ, đầy màu sắc và xa hoa" và miêu tả nghĩa địa này như "thành phố của những hồn ma".
Vốn là một làng chài nghèo thuộc xã Vinh An, làng An Bằng có tên gọi khác là Hà Úc. Người dân ở đây kiếm sống bằng nghề khai thác thủy sản gần bờ trên những con thuyền nhỏ. Tuy nhiên, ngôi làng này đã sang trang mới vào khoảng năm 1990 - thời điểm nhà nước cho phép người Việt Nam ở nước ngoài gửi tiền về cho người thân trong nước.
Theo đó, nhiều người có quê từ làng An Bằng đang sinh sống ở nước ngoài mà chủ yếu là Mỹ đã gửi tiền về cho người thân. Số tiền này được người dân ở đây dùng để thay đổi cuộc sống từ làm nhà cho đến tậu xe sang…
Khi cuộc sống đã đầy đủ, người dân ở đây với quan niệm “sống cái nhà, thác cái mồ” đã bắt đầu xây lăng mộ với nguồn tiền chủ yếu đến từ tài chính của người thân gửi từ nước ngoài về.
Khu nghĩa địa ở làng An Bằng bắt đầu xuất hiện những lăng mộ đắt đỏ có giá đắt đỏ.
Với việc cuộc sống đủ đầy và quan niệm “sống cái nhà, thác cái mồ” nên những ngư dân ở An Bằng bắt đầu đi kiến thiết lăng mộ với nguồn tiền chủ yếu từ nước ngoài gửi về. Từ đó, những lăng mộ có giá hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng thi nhau mọc lên như nấm trong khuôn viên nghĩa địa của làng.
Danh tiếng của An Bằng nổi tiếng đến mức người dân ở Thừa Thiên - Huế hầu như ai cũng biết đến địa điểm này.
“Cứ thấy nơi mô nghĩa địa cao hơn nhà ở thì đó là làng An Bằng” - người dân xứ Huế khi được hỏi đường về làng An Bằng.
Để đến được khu nghĩa địa "siêu sang" này, người ta thường chạy dọc tuyến quốc lộ 49 về biển Thuận An rồi tiếp tục chạy theo con đường ven biển gần 30km.
Khu nghĩa địa này có diện tích 40.000 m2 với cả nghìn ngôi mộ rộng từ 40 – 400m2 với cổng cao 7- 8m, trải dài đến gần biển.
Không chỉ dừng lại ở mức vài trăm triệu đến tiền tỷ, có những lăng mộ ở đây có giá trị lên tới gần chục tỷ đồng.
Nhiều gia đình xây xong mộ, vài năm sau lại cải tạo bề thế hơn. Khu nghĩa địa này trông như một vùng đất bí hiểm khi có đầy những ngôi mộ bề thế, đủ màu sắc, nối đuôi nhau trải dài trên đồi cát.
Điểm chung của các lăng mộ ở đây chính là việc sử dụng các vật liệu đắt tiền, hoa văn, được khảm sành sứ.
Hầu hết các lăng mộ ở đây đều được lấy mẫu thiết kế chung từ lăng Khải Định và được biến hóa theo sở thích của từng chủ nhân.
Những ngôi mộ ở đây có kiến trúc công phu, thậm chí có những ngôi mộ cao hơn một ngôi nhà bình thường với chiều cao lên tới 6m thậm chí 10 m. Đáng nói, những ngôi mộ ở đây được trang trí bởi nghệ thuật "khảm sành sứ" đặc trưng ở Huế cũng được với những họa tiết tiêu biểu như hình rồng, hoa lá, cồng tam quan, câu đối, bia đá…
Dù không hiểu tại sao người ở đây có thể bỏ cả tỷ bạc chỉ để xây lăng mộ, những người xây mộ ở đây cũng phải công nhận rằng nhờ điều mày khiến cho nhóm thợ làm trong vòng 3 – 5 tháng với mức tiền công khoán khoảng 200 – 300 triệu đồng.
Không chỉ có những khu lăng mộ bề thế mà ở An Bằng còn rất nhiều nhà thờ họ khang trang được xây dựng lên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Vớ được khối bầy nhầy bẩn thỉu, người đàn ông không ngờ đây là báu vật 35 tỷ giúp mình đổi đời sau một đêm
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
Long bào của Tần Thủy Hoàng là màu đen, vì sao sau này không có hoàng đế nào dám mặc? Lý do rất thực tế
CLIP: Cuộc đối đầu nảy lửa giữa chó Pitbull và cá sấu, cái kết đầy bất ngờ
Trong số 5 người có chỉ số IQ cao nhất lịch sử Trung Quốc cổ đại, Gia Cát Lượng chỉ có thể đứng cuối