Làng nghề bánh tráng Cù lao Mây hối hả vụ Tết
Kinh hoàng cảnh voi “điên” húc chết tê giác / Nghiên cứu mới về 'vụ án lạnh lùng' nhất thời trung cổ
Nhộn nhịp sản xuất phục vụ Tết
Thời điểm này, không khí sản xuất của người dân làng nghề đang nhộn nhịp. Các hộ gia đình tập trung gia tăng sản lượng đáp ứng đơn đặt hàng. Các bếp lò đỏ lửa suốt từ 3 giờ sáng để kịp đón nắng. Nhiều năm qua, bánh tráng Cù lao Mây được khách hàng ưa chuộng bởi được làm thủ công với hương vị truyền thống là bột gạo nguyên chất, mang đậm hương vị quê hương.
Những ngày qua, cơ sở sản xuất bánh tráng Thúy Liễu hoạt động hết công suất. Bà Nguyễn Thị Thúy Liễu, chủ cơ sở cho biết, lượng đơn hàng năm nay tăng gấp đôi so với năm 2022. Vì vậy, ngay từ cuối tháng 10 Âm lịch, cơ sở đã tập trung tráng bánh để kịp giao hàng. Năm nay, cơ sở cho hoạt động liên tục 3 lò để tráng bánh, thuê thêm 3 nhân công thời vụ để phụ việc. Các công đoạn như: xay bột, nhóm lửa thường được bắt đầu từ 3 - 4 giờ nên bà thường dậy sớm để chuẩn bị.
Theo bà Liễu, tráng bánh đòi hỏi phải khéo léo, có tay nghề mới làm được cái bánh to, tròn. Do đó, cơ sở của bà đã nhờ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cùng làm để cho ra mẻ bánh tráng đạt chất lượng.
Dịp Tết năm nay do đơn hàng tăng, cơ sở sản xuất bánh tráng Tuyết Mai phải xây thêm một lò tráng và thuê thêm nhân công hỗ trợ. Bà Trần Thị Tuyết Mai, chủ cơ sở chia sẻ, mỗi ngày, cơ sở sản xuất hơn 800 cái bánh tráng để bán cho khách. Từ khoảng 20/12 Âm lịch đến ngày cận Tết, đơn hàng sẽ có liên tục nên cơ sở phải tập trung tráng bánh để kịp giao hàng.
Theo các hộ sản xuất, để làm được chiếc bánh tráng phải qua nhiều công đoạn như: tráng bánh, xếp bánh trên vỉ, phơi bánh, đóng gói... Vì vậy, hầu hết các gia đình đều phải thuê nhân công. Nhờ đó, mùa bánh tráng Tết tạo được thu nhập cho người lao động địa phương.
Giám đốc Hợp tác xã bánh tráng Cù lao Mây Lương Văn Thông cho biết, làng nghề hiện có 82 hộ sản xuất, trong đó 14 hộ tham gia Hợp tác xã. Hàng năm, cứ vào giữa tháng 11 Âm lịch, không khí làm việc bắt đầu nhộn nhịp cho đến cận Tết. Số đơn hàng tăng gấp đôi so với ngày thường. Ước tính, mỗi nhà có thể cung cấp khoảng 15.000 cái bánh tráng trong dịp Tết này.
Nâng tầm làng nghề
Làng nghề Bánh tráng Cù lao Mây có lịch sử hơn 100 năm. Nơi đây có những gia đình cả ba thế hệ làm nghề và bánh tráng cũng là nguồn thu nhập chính. Do sức cạnh tranh của thị trường, có những thời điểm nghề này gặp khó khăn. Tuy nhiên, bằng tình yêu nghề và nỗ lực, nhiều hộ dân đã chung tay cùng duy trì, đổi mới để có thể giữ gìn và từng bước đưa thương hiệu bánh tráng Cù lao Mây vươn xa.
Gắn bó với nghề hơn 30 năm, bà Nguyễn Thị Lệ Hằng cho biết, hàng năm, cứ vào giữa tháng 11 Âm lịch, bà lại tất bật sản xuất bánh tráng. Thời gian qua, được sự hỗ trợ của các ngành chức năng và chính quyền địa phương, cơ sở bánh tráng Lệ Hằng đã xây dựng thương hiệu và nâng tầm sản phẩm. Đến nay, một số sản phẩm bánh tráng của gia đình đã được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Đây là cơ hội để thương hiệu phát triển.
Theo bà Trần Thị Thúy Liễu, chủ cơ sở sản xuất bánh tráng Thúy Liễu, nghề làm bánh tráng đã gắn bó với bà từ khi về làm dâu ở vùng đất Cù lao Mây. Được gia đình truyền nghề, đến nay, không chỉ giữ gìn được nghề truyền thống, bà còn chịu khó học hỏi, theo kịp nhu cầu của khách hàng để từng bước nâng tầm sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Những năm gần đây, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, bên cạnh các loại bánh truyền thống (như: bánh tráng nem, bánh tráng ngọt, bánh tráng nướng, bánh tráng nhúng), bà Liễu đã mạnh dạn cải tiến sản phẩm để ra mắt nhiều sản phẩm mới (như: bánh tráng ớt, bánh tráng tôm khô, bánh tráng thanh long…). Bà Liễu chia sẻ, bà vẫn tráng bánh theo phương pháp thủ công nhưng có tiếp thu và áp dụng thêm máy móc vào các công đoạn như: xay bột, nạo dừa, máy hút chân không để tiết kiệm chi phí và thời gian sản xuất. Nhờ cơ quan chức năng thường xuyên tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật, bà con trong hợp tác xã đã có thêm kiến thức áp dụng vào sản xuất, đóng gói và bán sản phẩm.
Theo Giám đốc Hợp tác xã bánh tráng Cù lao Mây Lương Văn Thông, những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của các cấp, ngành hỗ trợ về kiến thức và máy cắt bánh, máy hút chân không, xây dựng thương hiệu…, làng nghề có điều kiện phát triển. Sản phẩm bánh tráng được cải tiến từ mẫu mã đến chất lượng, có cơ hội tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại nên được nhiều khách hàng biết đến. Các sản phẩm bánh tráng được sản xuất với đầy đủ bao bì, nhãn mác, hạn sử dụng, được đóng gói cẩn thận nên không chỉ được sử dụng trong gia đình mà còn được lựa chọn để làm quà Tết.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Lục Sỹ Thành Nguyễn Tấn Tân cho biết, làng nghề bánh tráng truyền thống Cù lao Mây từ nhiều năm đã đóng góp lớn giúpcác hộ sản xuất kinh doanh có thu nhập ổn định; đồng thời tạo việc làm cho các lao động nhàn rỗi ở địa phương. Thời gian tới, để giữ gìn và phát triển nghề truyền, địa phương tiếp tục quan tâm hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động của Hợp tác xã bánh tráng Cù lao Mây; từng bước tạo điều kiện, việc làm cho người dân nông thôn thông qua làng nghề, phát triển du lịch gắn với làng nghề.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Chó Pitbull anh dũng chiến đấu với rắn hổ mang, cứu mạng nhóm trẻ em đang chơi trong vườn
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động