Làng tỷ phú vùng biên, biệt thự san sát, sáng ra đã có chục triệu
Tận mắt nhìn mẻ cá “siêu khủng” 100 tấn trong lưới ngư dân Quảng Trị / Con chim kỳ lạ này có bộ lông nửa trống nửa mái và sự thực đằng sau sẽ khiến ai cũng sửng sốt
Và, nhiều làng được gọi bằng cái tên mới: Làng tỷ phú.
Giàu nhờ không bán đất
Trong lần ngồi nhâm nhi li cà với anh bạn ở phố núi Pleiku, Gia Lai, tôi ngỏ ý nhờ anh dẫn đường lên Đức Cơ viết bài về những làng đồng bào dân tộc thiểu số giàu lên nhờ làm kinh tế giỏi. Anh nghe xong gật đầu cái rụp, đáp gọn lỏn: “Sáng mai đi luôn”.
Bây giờ, ở các làng biên giới huyện Đức Cơ, những ngôi nhà khang trang như thế này rất nhiều |
Sáng sớm, tiết trời phố núi se lạnh, chiếc xe hơi loại “bình dân” của anh bạn bon bon trên quốc lộ 19. Dọc hai bên đường, những vườn cà phê, cao su ngút ngàn, còn ướt đẫm sương đêm. “Từ đây lên thị trấn Chư Ty, huyện lị của Đức Cơ chỉ hơn 50 cây số, nhưng khoảng 15 năm trước, đi gần 1 ngày mới tới. Sau đó, đi thêm hơn nửa ngày nữa mới về đến làng Poong, mặc dù chỉ cách thị trấn Chư Ty hơn 20km. Còn bây giờ, đi chỉ 1 tiếng rưỡi”, anh bạn tôi nói.
Đến làng Poong, xã Ia Dơk, chúng tôi tìm đến nhà ông Rơ Mah M’rao, 60 tuổi, dân tộc J’rai, một trong những tỷ phú đầu tiên ở xã và là người đầu tiên trong làng sắm két sắt đựng tiền. Thấy khách lạ, ông không tỏ vẻ nhạc nhiên mà vồn vã: “Khách lạ gặp nhiều rồi. Ngày xưa nghèo thì ngại, bây giờ quen rồi. Khách đến ăn uống thoải mái, muốn ở lại cũng được, nhà to, nhiều phòng mà”.
Vợ chồng tỷ phú Rơ Mah M’rao, ở làng Poong, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ |
Hỏi những yếu tố nào khiến ông và nhiều dân làng giàu lên? Ông Rơ Mah M’rao nói: “Có nhiều nguyên nhân. Nhưng quan trọng nhất là giữ được đất. Ngày xưa, lúc còn đói khổ, nhiều người mang đồ đạc dưới xuôi đến đây bán. Bà con ai thấy cũng thích, nhưng không có tiền mua, họ bảo mình bán đất, họ mua, vừa có đồ dùng, lại có tiền xây nhà, tiêu xài. Bà con nghe bùi tai, nghĩ đất mình bỏ hoang, có làm được đâu, thế là bán. Rất nhiều nhà ở các làng khác đã bán hết đất, trở thành trắng tay”.
Nhưng khi những người mua đất tìm về làng Poong thì không mua được miếng đất nào. Ấy là nhờ công của già làng K’sor Danh. Biết chuyện nhiều người dân bị dụ dỗ bán đất, già làng đã đến từng nhà khuyên nhủ bà con không được bán, muốn hết đói nghèo thì phải có đất. Nhờ uy tín mà người dân nghe theo lời khuyên của già làng. Ngoài già làng K’sor Danh, ông Rơ Mah M’rao cũng là người tích cực vận động bà con không bán đất. “May là bà con nghe theo mình. Giờ làm một năm, nhiều người đủ tiền mua xe hơi chứ không phải xe máy”, ông M’rao nói.
Sau đó không lâu, Công ty 75 thuộc Binh đoàn 15 về Đức Cơ làm kinh tế, ông Rơ Mah M’rao và hàng trăm lao động khác trong xã được nhận vào làm công nhân. Bắt đầu từ đây, ông học được nhiều kiến thức làm kinh tế. Sau đó, ông về thực hiện trồng các cây công nghiệp như cao su, điều, xen cây ngắn ngày như lúa, khoai lang, khoai mì, đậu, bắp… vào các lô cao su, điều mới trồng. Ngoài ra, ông còn nuôi bò, heo, dê, gà. Vào những ngày cao điểm thu hoạch, 9 người trong gia đình ông làm cật lực mà không hết việc, phải thuê thêm hơn chục người làm.
Riêng ông, thường thức trắng nhiều đêm. Đây cũng là lúc ông sắm két sắt để chứa hàng trăm triệu đồng trước khi có thời gian mang đi gửi ngân hàng.
Nhiều làng giàu
Giờ đây, không nhà nào ở làng Poong không có đất, ít cũng có 3 đến 4ha đất, nhiều thì hàng chục ha. Nhờ chịu khó làm ăn và biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cà phê, tiêu, điều và cao su nên đời sống của người dân ngày một khá giả. Trong số hơn 230 hộ của làng, chiếm đến 2/3 hộ khá và giàu.
Riêng gia đình Rơ Mah M’rao, tài sản gồm 20ha cao su tiểu điền, 3ha cà phê đang thu hoạch, 5 sào lúa nước 2 vụ, hơn 20 con bò, ngôi nhà 3 tầng trị giá hơn 2 tỷ đồng, một xe Huyndai Tucson 5 chỗ ngồi mới mua hơn 1 tỷ đồng, một xe du lịch Toyota 12 chỗ ngồi, một xe tải… Mỗi buổi sáng thức dậy, gia đình ông lại thu hơn chục triệu đồng từ các nguồn trên chính mảnh đất của mình. Bình quân mỗi vụ thu hoạch, sau khi trừ chi phí, ông còn khoảng 1,5 tỷ đồng.
“Ngày xưa, thấy cái gì cũng thèm, cũng muốn có, nhưng không thể có. Bây giờ, mua một con trâu đực lớn để làm lễ cúng Giàng, cũng đơn giản như mua một con gà thôi”, ông nói.
Làng Poong hôm nay đã khoác chiếc áo hoàn toàn mới, sang trọng hơn, biệt thự, nhà tầng rất nhiều, kém lắm thì cũng nhà xây, đầy đủ tiện nghi. Nhiều nhà sắm được xe chở nông sản, ô tô để đi làm ăn, đi chơi.
Trầm ngâm bên tách trà nóng, Rơ Mah M’rao nói: “Cái thời đói khổ, làm đến đâu ăn hết đến đó, manh áo không đủ ấm, người già ốm đau không thuốc chữa, lũ trẻ cả ngày lang thang ngoài rừng, ngoài suối, lấm lem bùn đất, không học hành… là dĩ vãng rồi. Không phải chỉ riêng làng Poong đâu, nhiều làng khác cũng giàu”.
Chia tay làng Poong, trên đường về, chúng tôi ghé vào làng Grôn, xã Ia Kriêng. Đúng như lời Rơ Mah M’rao nói, ngôi làng nhỏ của đồng bào J’rai này cũng đang giàu lên từng ngày. Đường giao thông về xã đã được nhựa hóa, hai bên đường là những vườn cà phê cực đẹp, nhiều cây nhìn chỉ thấy trái chín đỏ, không thấy cành, lá đâu, rồi những rừng cao su bạt ngàn, chạy dài mút tầm mắt.
Gặp già làng Pui Bưa, ông xúc động nói: “Gần chục năm trước, làng nghèo lắm, nhà đủ ăn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đất nhiều nhưng không biết làm. Đến khi có bộ đội về làm thì bà con mới học được cách trồng cây, chăm sóc cây, ai cũng biết làm sao để cây cà phê lớn nhanh, có nhiều quả, làm sao cho cây cao su chảy nhiều nhựa. Giờ làng không còn ai đói, nhiều người giàu, mỗi năm mang về nhà cả tỷ đồng đấy”.
Gặp chúng tôi, anh Kpui Chel, 40 tuổi, Đội phó Đội 10, Công ty cao su 75, một trong những tỷ phú trẻ ở làng Grôn, khoe: “Vợ chồng mình có 4ha cao su tiểu điền, 1,4ha cà phê, 2ha mì, 300 trụ tiêu, 2 hồ cá. Rồi nhận khoán thêm 2ha cao su của công ty nữa. Mỗi năm thu từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng. Giờ trong nhà cái gì cũng có, 2 vợ chồng mỗi người một xe máy đắt tiền”.
Tôi hỏi: “Đắt tiền là bao nhiêu?”. Kpui Chel đáp: “Bằng 3 tấn cà phê nhân thôi, chưa đắt bằng nhiều người khác mua đâu”. Tôi hỏi tiếp: “Thế tiền còn lại anh làm gì?”.
Anh đáp: “Nuôi con, cho con học hành, xây nhà, mua ô tô gần 300 triệu đồng để đi làm và thỉnh thoảng chở vợ con đi chơi. Ở làng mình nhiều người cũng có thu nhập cao, như vợ chồng Rơmah Chiu, Ksor Găn, Rơ Lan In, Rơ Lan Lim…”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ