Lãnh cung là cơn ác mộng đối với tất cả phi tần nhưng lại là "thiên đường" của các thái giám, rốt cuộc là vì nguyên do gì?
Những phi tần tuẫn táng cùng Tần Thủy Hoàng đều không khép chân sau khi bị chôn sống, rốt cuộc họ đã trải qua những gì trước lúc chết? / Phi tần sống thọ nhất của Càn Long: Được Hoàng đế "sủng ái" 1 lần duy nhất, sống đơn độc chốn hậu cung
Trong triều đình cổ đại, có rất nhiều nữ nhân phải dựa vào một người đàn ông duy nhất để tồn tại trong hậu cung. Người đó chính là Hoàng đế. Hỉ nộ ái ố của Hoàng đế có ảnh hưởng trực tiếp đến sống chết của người bên cạnh.
Thân là phi tần của Hoàng đế, nếu có thể khiến bản thân được sủng ái chắc chắn sẽ nhận được vinh hoa vô tận, người trong cung sẽ lũ lượt nịnh bợ. Tuy nhiên, nếu không có thánh sủng, địa vị có thể bị lung lay. Thậm chí sẽ bị tống vào Lãnh cung, không bao giờ được Hoàng đế sủng hạnh nữa.
Chính vì thế, trong mắt các phi tần, Lãnh cung là một cơn ác mộng, một địa ngục trần gian. Nhưng với rất nhiều thái giám, họ phải tranh giành để có cơ hội đến Lãnh cung. Rốt cuộc là tại sao?
Đầu tiên, cần phải xem xét phi tần ở Lãnh cung có còn cơ hội rời khỏi đó hay không. Trong cuộc chiến tranh gay gắt không khoan nhượng ở hậu cung, chưa đến hồi kết chưa biết ai là người chiến thắng.
Rất nhiều phi tần bị đày đến Lãnh cung chỉ vì vài thói xấu nhỏ nhặt khiến Hoàng đế nổi giận hạ lệnh phạt. Khi họ tiến vào Lãnh cung, bên cạnh không hề có người bầu bạn, nhiều nhất cũng chỉ là 1, 2 cung nữ.
Vào lúc này, các thái giám có thể ra sức nịnh bợ vị phi tần đó. Để đến khi cơn giận của Hoàng đế qua đi, hình phạt đã kết thúc, vị phi tần có thể được mời trở về cung. Trong thời gian ở Lãnh cung, chỉ có các thái giám mới dám hỏi thăm những phi tần bị phạt. Chính vì thế họ sẽ có thể nảy sinh lòng biết ơn những người luôn bên mình khi khó khăn, sẽ nâng đỡ thái giám đã từng giúp đỡ mình lúc sống ở Lãnh cung. Đây chính là cơ hội đổi đời của thái giám và điều này trong hậu cung cực kỳ phổ biến.
Thêm vào đó, điều kiện sống trong Lãnh cung tương đối khổ cực, chung quy là ăn không ngon, ngủ không yên. Do đó, nhiều vị phi tử sau khi đến Lãnh cung đã thay đổi tâm tính, trở nên buồn chán đến mức tìm người nói chuyện cùng cũng rất khó khăn.
Mà lúc này chỉ có các thái giám mới có thể ở bên cạnh họ. Chính vì thế các phi tần kia dễ dàng đưa những món quý giá cho thái giám. Không cần nói cũng có thể biết những thứ này đắt tiền đến chừng nào.
Sau cùng, thân phận thái giám là thấp nhất trong hoàng cung, luôn bị người khác xem thường, làm gì cũng dễ bị la mắng. Do đó, khi ở Lãnh cung vắng vẻ, họ mới có thể thoải mái, làm bất cứ điều gì mình muốn. Thậm chí, thái giám còn có thể xử lý những phi tần sống trong Lãnh cung từng bắt nạt mình trước đó theo cách riêng của họ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Loài cây chỉ duy nhất Việt Nam sở hữu, là loài cây quý hiếm bậc nhất thế giới