Lão thần 70 tuổi bị xử lăng trì, trước khi chết ăn 2 miếng thịt, uống 3 chén rượu, Càn Long nghe chuyện, lập tức tha chết
Biệt phủ xứ Nghệ "đi mỏi chân không hết": Tuổi đời gần 20 năm, quy mô bề thế 4.000m2, giữ nguyên vẻ đẹp thời gian / Không phải penthouse hay duplex, đây mới là "gu nhà" của giới đại gia: Tất cả đều rất đặc biệt, ai cũng trầm trồ
Nhà thơ Cung Tự Trân thời nhà Thanh trong thơ từng viết: "Tị Đế úy văn văn tự ngục, trước thư đô vị đạo lương mưu", để nói lên áp bức mà chế độ văn tự ngục đối với văn nhân học sĩ bấy giờ.
Trung Quốc là quốc gia có bề dày lịch sử với các triều đại phong kiến kéo dài mấy nghìn năm.
Lịch sử lâu đời đã nuôi dưỡng, bồi đắp nên nền văn hóa dân tộc rạng rỡ, huy hoàng, song các vương triều phong kiến cũng vẫn còn nhiều điều hạn chế, mà vấn đề lớn nhất chính là sự thống trị, đàn áp của chế độ trung ương tập quyền với những tầng lớp dưới.
Thời cổ đại, vì để bảo vệ sự ổn định và vững chắc của chính quyền của mình, giai cấp thống trị thường thực thi chính sách ngu dân.
Ví dụ như, thời Tần Thủy Hoàng có đốt sách chôn Nho, thời Chu Nguyên Chương cũng hạn chế tư tưởng của người dân, đến thời nhà Thanh thì có chế độ "văn tự ngục", khiến vô số người bị bức hại. Đây cũng chính là mặt hạn chế của chế độ tập quyền của vương triều phong kiến.
Tranh minh họa.
Vào thời vua Càn Long, có một vị lão thần 70 tuổi cũng vì làm vua không vui mà bị khép tội chết, các tác phẩm do ông sáng tác đều bị hủy. May mắn là về sau, nhờ việc ông ăn 2 hai miếng thịt, uống 3 chén rượu mà được miễn chết.
Chuyện này đầu đuôi như thế nào?
Lão thần 70 tuổi khiến Càn Long tức giận
Vị lão thần ấy tên là Doãn Gia Thuyên, từng làm quan nhiều năm trong triều, cũng có danh tiếng rất cao.
Có một lần Càn Long đế đi tuần ở Ngũ Đài Sơn, mang theo rất nhiều quan đại thần nhưng trùng hợp lại không cho vời Doãn Gia Thuyên. Doãn Gia Thuyên thấy vậy thì rất bất mãn.
Ông là học giả nổi tiếng còn là đại thần trong triều, trong lòng cũng có khí chất kiêu ngạo, tự cho mình là Đương thế đại Nho (đại học sĩ thời bấy giờ), cho nên Doãn Gia Thuyên lập tức viết liền hai bản tấu chương, hi vọng Càn Long đế có thể cho gọi ông cùng đồng hành.
Càn Long là một vị Hoàng đế rất có chính kiến, một khi đã đưa ra quyết định thì sẽ rất khó thay đổi, cho nên khi thấy bản tấu chương của Doãn Gia Thuyên liền lập tức bác bỏ.
Ảnh minh họa.
Ai ngờ, Doãn Gia Thuyên vẫn không từ bỏ, tiếp tục trình lên một bản tấu chương khác, hành động này của ông đã khiến Càn Long tức giận, song bởi vì vẫn đang trong chuyến tuần hành cho nên Càn Long chỉ đành nén giận trong lòng.
Sau khi về triều, Càn Long vẫn tảo triều như bình thường, chỉ khác là tâm trạng lúc vào triều của ông lần này không giống như trước.
Trên triều, Càn Long còn đặc biệt soạn ra một phần chiếu thư dài hơn nghìn chữ, liệt kê chi tiết những tội trạng mà Doãn Gia Thuyên phạm phải rồi trực tiếp phán ông lăng trì xử tử, thậm chí khiến toàn gia bị liên đới.
Chuyện này khiến toàn thể văn võ bá quan trong triều bất ngờ đến hoang mang, Doãn Gia Thuyên dù sao vẫn là một lão thần đức cao vọng trọng song những tội trạng trên bản chiếu thư vẫn là đúng sự thực.
Nhưng những tội ấy chưa đến mức bị xử tử, chứ đừng nói khiến cả gia tộc bị liên đới theo, trong chuyện này chắc chắn có nguyên nhân khác đằng sau. Dẫu là vậy nhưng mọi người đều tinh ý nhận ra Càn Long đang vô cùng tức giận cho nên không ai dám lên tiếng hỏi.
Người duy nhất lên tiếng lại chính là Doãn Gia Thuyên, ông cố gắng biện giải cho bản thân, song đối mặt với sự giận dữ của Càn Long, cuối cùng ông cũng chỉ đành chấp nhận bản án.
Lật ngược tình thế
Người xưa có câu "Quân muốn thần chết, thần không thể không chết", cho nên Doãn Gia Thuyên chọn cách thản nhiên đối mặt với chuyện này.
Ảnh minh họa.
Đến ngày hành hình, Doãn Gia Thuyên bị người áp giải đến pháp trường. Người bị xử tội lăng trì sẽ bị hành hình trước công chúng, đây cũng là một cách để sỉ nhục phạm nhân.
Trước khi hành hình, phán quan hỏi Doãn Gia Thuyên có yêu cầu cuối cùng gì không, Doãn Gia Thuyên thản nhiên đáp mình chỉ muốn ăn chút thịt uống chút rượu trước khi lên đường.
Chuyện này nhanh chóng truyền đến tai Càn Long. Hoàng đế khi ấy đã không còn tức giận nữa, ngẫm lại cũng thấy Doãn Gia Thuyên quả thực là một thần tử có tài, tự thấy quyết định của bản thân quá manh động, lỗ mãng, lại thêm việc nghe được chuyện Doãn Gia Thuyên trước khi bị hành hình vẫn giữ phong thái điềm nhiên, ung dung lại càng thêm khẳng định đây là người có tài lớn.
Nghĩ như vậy, Càn Long lập tức hạ lệnh miễn tội chết cho Doãn Gia Thuyên đồng thời xóa tội cho toàn bộ người trong gia đình ông.
Sự thất trị về tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến Trung Hoa
Mặc dù cuối cùng Doãn Gia Thuyên cũng thoát được một kiếp, song cũng đã cho thấy rõ sự đàn áp của chế độ tập quyền trong xã hội phong kiến mà ở đó, tất cả mọi quyền lực đều nằm trong tay của Hoàng đế, chỉ cần Hoàng đế cho rằng có người đang đe dọa đến uy nghiêm của bản thân thì hoàn toàn có thể xử người đó tội chết.
Thời trị vì của Càn Long nổi tiếng nhất là những vụ án văn tự ngục, rất nhiều văn nhân, học sĩ chỉ vì trong tác phẩm đã vô tình phạm phải điểm cấm kỵ mà khiến bản thân gặp đại họa.
Ảnh minh họa.
Tội danh cuối cùng của Doãn Gia Thuyên cũng chính là văn tự ngục, sau khi được miễn tội chết, tất cả sáng tác văn thơ cả đời của Doãn Gia Thuyên đều hủy, đối với một học sĩ, hình phạt này quả thực là vô cùng tàn khốc.
Sự phát triển của văn tự ngục cũng chứng minh sự thống trị về tư tưởng của giai cấp thống trị phong kiến đối với nhân dân.
Thực tế, vào thời kỳ đầu của Trung Quốc, sự thống trị về tư tưởng còn chưa quá rõ rệt, thời Xuân Thu còn có bách gia tranh minh, đây được coi là thời kỳ các tư tưởng phát triển nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc.
Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước đã bắt đầu xem xét tìm cách khống chế tư tưởng của người dân, cho nên ông cho tiêu hủy rất nhiều thư tịch, sách vở, để tránh người dân hiểu biết quá nhiều, đây cũng chính là bước mở đầu của sự thống trị về mặt tư tưởng.
Đến thời nhà Hán, giai cấp thống trị vô cùng tôn sùng Nho giáo, các tư tưởng, học phái khác đều bị phế bỏ, cũng bởi vì nhà cầm quyền cho rằng văn hóa Nho gia là thích hợp nhất để khống chế tư tưởng của mọi người.
Tình trạng này kéo dài mấy trăm năm, đến tận thời Nam Bắc triều mới có sự thay đổi.
Thời kỳ này, các dân tộc du mục phương Bắc kéo vào Trung nguyên, người cầm quyền thay đổi liên tục đã khiến tư tưởng của người dân được giải phóng, cũng bởi thế đây đã trở thành giai đoạn quan trọng trong quá trình giao lưu văn hóa.
Thơ Đường ra đời trong bối cảnh giai cấp thống trị khá "cởi mở" trong việc giải phóng tư tưởng cũ kỹ, tạo điều kiện cho văn hóa phát triển.
Đến thời Đường, Tống văn hóa đã hoàn toàn dung nhập, nền văn học Trung Quốc đón chào một thời kỳ bùng nổ mới, thơ văn Tống Đường được xem là đỉnh cao trong văn học Trung Quốc, hơn thế, thời Đường còn được gọi là triều đại "cởi mở" nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc.
Điều đáng tiếc là đến thời nhà Minh, Thanh lịch sử lại lần nữa đảo chiều, hàng loạt các hình thức cấm đoán tư tưởng cùng văn tự ngục được ban hành, tư tưởng của người dân hoàn toàn không được giải phóng.
Tuy rằng bề ngoài vương triều Đại Thanh vô cùng phát triển, lớn mạnh, lãnh thổ quốc gia cũng được mở rộng đáng kể, song sự lạc hậu về văn hóa, kỹ thuật đã khiến nhà Thanh phải trả giá đắt.
Điều này đã cho thấy tầm quan trọng của sự tự do trong tư tưởng, cho nên chúng ta ngoài chú trọng phát triển đất nước còn phải đồng thời chú trọng phát triển cả về văn hóa, tư tưởng và khoa học, công nghệ.
- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn