Lật tẩy bí ẩn kiếm rồng treo dưới gầm cầu có lịch sử 170 năm
Báu vật trên núi Nga Mi, bí ẩn giật mình về thánh tích răng Phật / Điều gì bí ẩn bên trong xác ướp công chúa Tân Cương sau 4.000 năm vẫn đẹp quyến rũ?
Tại một cây cầu cổ ở Quý Châu, Trung Quốc có một thanh kiếm dài 2 mét được treo ngay dưới thân cầu. Người dân địa phương tiết lộ rằng thanh kiếm này còn được gọi là "Long kiếm" (Kiếm rồng), có lịch sử hơn 170 năm. Nhờ có thanh kiếm này, lũ lụt luôn bị chặn đứng, lòng sông không bao giờ làm ngập được cây cầu dù nước có dâng lên cao. Sự tích thần kỳ của thanh "Long kiếm" khiến không ít du khách vì hiếu kỳ, mến mộ mà tìm đến cây cầu cổ để chiêm ngưỡng tận mắt.
Cây cầu cổ ở Quý Châu, Trung Quốc.
Theo truyền thông địa phương, thanh "Long kiếm"dài 2m được treo dưới cây cầu đá nằm tại thôn Nhạc Lý, thị Tuân Nghĩa, tỉnh Quý Châu. Nó đã có lịch sử hơn 170 năm, mặc dù thân kiếm rỉ sét, bị ăn mòn bởi hơi ẩm thế nhưng về cơ bản vẫn được bảo tồn hoàn hảo, được xem như báu vật của địa phương.
Nhìn qua có thể thấy, thanh kiếm bị xích vào một khe đá giữa bụng cầu. Mũi kiếm hướng xuống mặt sông, thân kiếm đung đưa nhẹ từ bên này sang bên kia khi gió thổi.Những người dân địa phương cho biết, cây cầu đá cổ xưa này có tên là "Cầu Vạn An". Thời xưa, dòng sông chảy qua làng thường có mức nước tăng vọt vào đầu mùa hè và mùa thu, gây ra lũ lụt, không chỉ làm ngập úng hoa màu hai bên sông mà còn gây khó khăn cho người dân đi lại giữa hai bên bờ sông, rất nhiều người đã bị cuốn trôi, chết thảm.
Để giải quyết vấn đề này, mọi người đã hợp lực xây dựng cầu Vạn An, bên dưới có treo một thanh gươm dài.Kỳ diệu thay, từ khi cầu Vạn An được xây dựng, kể cả trong mùa lũ, nước sông cũng chưa lần nào nhấn chìm được thân cầu chứ chưa nói đến việc cuốn trôi cầu đá, chính vì thế cầu mới vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.Liên quan đến điều này, Lý Liên Xương, một chuyên gia văn hóa và lịch sử ở thành phố Tuân Nghĩa tiết lộ rằng, việc treo một thanh "Long kiếm" dưới một cây cầu đá khi xây dựng là một tập tục có tại nhiều nơi ở Trung Quốc.
Truyền thuyết phổ biến nhất là treo "Long kiếm" để chém Giao Long. Dân gian cho rằng, Giao Long là rồng nước, thường xuyên xuất hiện dưới sông và sẽ đập phá các cây cầu đá của con người xây dựng. Treo một thanh kiếm dưới thân cầu có thể tạo thành uy hiếp nhất định với Giao Long, khiến chúng không dám làm xằng làm bậy.
Chuyên gia Lý Liên Xương cũng chỉ ra rằng, tập tục này thực chất chỉ là một loại mê tín dị đoan, hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Song, bởi vì thời xưa xây dựng một cây cầu không hề đơn giản, không chỉ tốn nhân lực, vật liệu và rất nhiều tiền bạc mà còn chứa đựng bao hi vọng của dân làng. Việc treo thanh "Long kiếm" dưới thân cầu là đại diện cho nguyện vọng của người dân, mong cây cầu ngàn năm không sập, để họ có thể sử dụng lâu dài, an bình đi qua các mùa lũ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Loài thú quý hiếm bậc nhất ngỡ đã tuyệt chủng bỗng tái xuất thần kỳ ở Việt Nam, khiến cả thế giới sốt sắng
Người đàn ông bỗng tìm thấy 'kho báu' trong sân nhà, ai ngờ là bảo vật quốc gia không tiền nào mua nổi
CLIP: Rắn hổ mang kết liễu "sát thủ" sóc đất và cầy mangut
Sự thật ngỡ ngàng về cây gỗ hóa thạch lớn nhất Việt Nam: Nặng đến 8 tấn, quý như kim cương, triệu năm không kiếm được!