Báu vật trên núi Nga Mi, bí ẩn giật mình về thánh tích răng Phật
Bí ẩn về sự tồn tại của nữ thần chiến binh Amazon trong thần thoại Hy Lạp / Bác trai mang chiếc hộp bí ẩn đi kiểm định, úp mở nói thứ bên trong có giá 1,3 tỷ NDT: Bác dựa vào đâu mà nói thế?
Theo truyền thuyết, trong chùa Vạn Niên cất giấu một bảo vật được xem là "Răng Phật". Do một vị cao tăng Sri Lanka đã dâng lên bảo vật này. Bảo vật bên ngoài có màu vàng kim dài 42cm, nặng 6,5kg, được xưng là xá lợi răng Phật. Truyền thuyết này khơi dậy hiếu kỳ với giới khoa học, cách đây không lâu, một nhà cổ sinh vật học đã khám phá ra sự thật về bảo vật này, gây xôn xao dư luận.
Theo thông tin đăng tải, chùa Vạn Niên được xây dựng vào năm Long An thứ 5, triều đại Đông Tấn (Năm 401 sau Công Nguyên), nằm dưới nằm dưới chân dãy núi lạc đà thuộc núi Nga Mi, ở độ cao 1.020 mét.
Ban đầu, chùa Vạn Niên được đặt tên là Phổ Hiền, là ngôi chùa lớn nhất và lâu đời nhất ở núi Nga Mi. Thế nhưng theo dòng lịch sử, chùa Phổ Hiền bị phá hủy bởi khói lửa nên được đổi tên thành chùa Bạch Thủy vào năm 876. Sau khi có tên này, chùa còn xây dựng thêm một chiếc ao màu trắng gọi là Bạch Thủy Thu Phong.
Chùa Bạch Thủy có phong cảnh đẹp như tranh vẽ thu hút rất nhiều văn nhân nhiều thế hệ khác nhau đến đây vãn cảnh và làm thơ, trong đó có cả thánh thơ Lý Bạch.
Một năm nọ, Minh Thần Tông cho xây dựng một sảnh đường rộng lớn trong chùa để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của mẹ đồng thời cho khắc tấm bảng vàng ghi chữ "Thánh Thọ Vạn Niên Tự", đặt mười nghìn chiếc đèn lồng ở phía trước của ngôi đền để cầu nguyện cho sự trường tồn của giang sơn.
Chùa cổ trên núi Nga Mi cất giấu báu vật khiến người đời vô cùng tò mò. |
Kể từ đó, chùa Bạch Thủy cũng đổi tên thành chùa Vạn Niên, trở thành một phần kỳ quan kiến trúc của lịch sử Trung Quốc cổ đại. Đáng nói, trong chùa Vạn Niên cất giấu một bảo vật được xem là "Răng Phật". Bảo vật này dài 42cm, nặng 6,5kg, do một vị cao tăng ở Sri Lanka đem đến cung hiến trong thời vua Gia Tĩnh triều Minh.
Vào thời điểm đó, truyền thuyết nói rằng sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni niết bàn và được hỏa táng, toàn thân của ông đã trở thành một thánh tích lưu lại hai viên xá lợi gọi là răng Phật. Bề ngoài của chiếc răng Phật có màu vàng kim với những sọc màu tím nhạt, rất kỳ bí.
Tuy nhiên, sau khi nhà cổ sinh vật học, Giáo sư Dương Chung Kiện kiểm tra kỹ càng đã phát hiện, bảo vật này không phải là một xá lợi Phật mà thực chất là hóa thạch răng của một con voi răng kiếm, sinh vật cổ đại sống cách đây 200.000 năm. Thời cổ đại, báu vật này cực kỳ hiếm thấy nên rất được coi trọng, thậm chí còn nằm trong danh sách "Ba báu vật của núi Nga Mi".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?