Lê Quý Đôn biết đọc từ 5 tuổi, đỗ đạt cao vẫn không rời sách
Đến Mỹ khám phá 12 "kỳ quan đá" ngoạn mục hiếm có / Thăm ngôi chùa Đạo giáo độc đáo ở Hà Nội
Tên tuổi Lê Quý Đôn (1726-1784) để lại cho hậu thế không chỉ ở khoa cử ghi danh với vị trí tam nguyên bảng nhãn khoa thi năm Nhâm Thân 1752 (không có trạng nguyên).
Xét về cuộc đời ông, hậu thế còn học hỏi nhiều điều về đức ham học, ham đọc, cũng như ngưỡng mộ những trước tác để lại cho đời.
Tượng Lê Quý Đôn đặt trong khuôn viên trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. |
Trong lịch sử khoa cử nước Nam, tên tuổi Lê Quý Đôn hiện diện tiêu biểu thời Lê Trung hưng, được xem là người "thông suốt thiên kinh vạn quyển", như lời Lãng Nhân viết trong Giai thoại làng Nho.
Theo Việt Nam nhân vật chí vựng biên, sự thông minh, trí nhớ siêu phàm của ông, ngoài thiên tư ra, còn phần nhiều liên quan thói quen đọc sách. Mới 5 tuổi, Lê Quý Đôn đã biết đọc sách; 12 tuổi học hết Kinh, Truyện, Tử, Sử, đều thông suốt, làm văn đã nhanh lại hay.
Trước khi ông được ghi danh bảng vàng, Lịch đại danh hiền phổ dẫn lời cha Lê Quý Đôn cho hay trong nhà, sách cũng tạm đủ. Ông nghè tương lai đọc hết sạch, duy có cuốn Trinh Quán chính yếulà trong nhà không có.
Thế mới thấy sức đọc của chàng trai đất Diên Hà tốt đến thế nào. Mà cũng bởi sự ham học, ham đọc ấy, sau này, ông trở thành tài năng hiếm thấy.
Khi Lê Quý Đôn đã đỗ đạt, làm quan lớn "mà không khi nào tay rời quyển sách". Cũng vì thế mà kiến thức của ông uyên thâm, hiểu biết sâu rộng, ngòi bút lại như bay, múa, để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng cho đời.
Lê Quý Đôn còn được biết đến là người có trí nhớ tốt, nhưLịch đại danh hiền phổđã nhận xét là "thông minh lạ thường, lớn lên đi học, nội sách vở gì, ông đã xem một lần là không quên".
Có giai thoại cuốn sổ của xã trưởng biên tên người nộp thóc chẳng may bị hỏa hoạn, cháy ra tro, Lê Quý Đôn từng đọc lướt qua, nên cứ theo trí nhớ mà đọc vanh vách cho xã trưởng ghi lại.
Nói về tiền nhân, Phan Huy Chú dành cho nhà trí thức lỗi lạc thế kỷ 18 những lời khen: "Người có học vấn kiêm toàn từ xưa vốn dĩ đã rất ít... Tìm trong thời đại gần đây, người xứng đáng với danh hiệu đó chẳng phải Quế Đường họ Lê thì còn ai. Học vấn bao trùm, xem rộng khắp hết sách vở, nhờ văn chương mà đi thi chiếm bảng đầu. Có kiến thức mênh mông đồ sộ, lại sở trường bậc nhất ở trước thuật".
Bộ sáchQuế Đường thi tập của Lê Quý Đôn.Ảnh: Đình Ba.
|
Không phải ngẫu nhiên vị bảng nhãn đất Diên Hà được xem là nhà bách khoa tri thức. Những tác phẩm tiêu biểu có thể kể nhưĐại Việt thông sử, Kiến văn tiểu lụchayPhủ biên tạp lục.Ngoài ra, ông còn để lại cho đời nhữngVân đài loại ngữ, Bắc sứ thông lụchayThư kinh diễn nghĩa...
Mỗi tác phẩm của nhà bách khoa tri thức này đều đem lại những giá trị riêng khác cho người đọc đương thời và hậu thế. Chẳng hạn, xemPhủ biên tạp lụcgiúp ta hình dung lịch sử, phong tục, chế độ chính trị, kinh tế... của đất Đàng Trong thời chúa Nguyễn với những số liệu cụ thể. Đến nay, đây vẫn là tác phẩm giá trị, góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Hà trước đây.
XemĐại Việt thông sử,tên tuổi những nhân vật từ vua tới quan, công chúa tới hoàng tử, người trung hiếu đến kẻ phản nghịch, được Lê Quý Đôn viết rõ hành trạng, sự nghiệp, cũng như công tội liên quan. Qua đó, nó giúp chúng ta hiểu thêm về lịch sử nhân vật, rộng hơn là lịch sử nước nhà thời Lê sơ và nhuận Mạc...
Bên cạnh đó, ông còn là một nhà Nho. Cũng như những kẻ sĩ xưa, Lê Quý Đôn dạt dào một hồn thơ, màQuế Đường thi tậplà dẫn chứng sống động.
Nếu đa phần tác phẩm của ông được dịch ra Việt ngữ, bộ thi tập này của vị bảng nhãn, đến nay, mới đến được với độc giả qua hoạt động dịch thuật của các dịch giả, do PGS Trần Thị Băng Thanh chủ biên. Mới đây, ấn phẩm Quế Đường thi tập cũng được NXB Đại học Sư phạm ấn hành.
Quế Đường thi tập,với 550 bài thơ, giúp độc giả biết thêm một Lê Quý Đôn không chỉ ở vị trí quan nhà Lê, nhà đại trí thức hiểu sâu biết rộng, mà còn là một thi nhân.
Thật thú vị khi vớiQuế Đường thi tập, chúng ta biết rằng tài năng của Lê Quý Đôn không chỉ được ngoa truyền qua các giai thoại hư hư thực thực, mà còn được xác tín khi với những bài thơ trong bộ sách này. Có bài được ông làm khi mới 10 tuổi, cụ thể làGiang thượng lâu(có tài liệu cho rằng ông làm thơ từ năm 6 tuổi).
Có những bài như Lầu sách, Chùa Hương Hải, Núi Lạn Kha, Lê Quý Đôn sáng tác lúc hơn 10 tuổi, nhưng được các dịch giả cho là "khẩu khí thơ, ý tứ thơ chững chạc như người đã thành niên".
Bài thơ Qua đài cầu gió của Vũ hầu (Quá Vũ hầu Tế phong đài) thuộc Quế Đường thi tập. Ảnh: Đình Ba.
|
BàiLầu sách(Thư lâu) theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, có những câu:
Ngoài trời mây nổi lại có bầu trời khác.
Nơi lầu sách, mơ hồ tưởng như trong động tiên.
Sách đặt trên giá, có đến nghìn quyển.
Văn chương chất đầy trên xà, không biết bao nhiêu thiên.
Với bộ thi tập này, người đọc biết thêm vị quan họ Lê với tư cách nhà ngoại giao xuất sắc qua những bài thơ đi sứ còn để lại.
Cùng Đông Lao Nguyễn Thang Kiến sưu tầm, hiệu đính Quế Đường thi tậpvào đầu thế kỷ 19, Phan Huy Chú đã có lời hoa mỹ dành cho thi văn của danh sĩ đất Diên Hà:
"Thế mà sự kỳ diệu trong những lời ngâm vịnh của ông lại cũng như chim [ríu rít] mùa xuân, hoa [tươi nở] đúng kỳ; âm điệu hay, phong cách thanh tao, đâu phải cái nhờ đẽo gọt cầu kỳ mà có thể có được".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc